Trước khi tiêm phòng Covid-19 có nhất thiết phải xét nghiệm Covid-19 không?
Hỏi:
Thưa bác sĩ, trước khi tiêm phòng có nhất thiết phải xét nghiệm Covid-19 không, bởi nhiều trường hợp test nhanh phát hiện nhiễm bệnh chỉ sau khi tiêm phòng ít ngày. Như vậy có làm bệnh nặng thêm không, thưa bác sĩ? Xin cảm ơn!
Trần Hạnh (TP. HCM)
PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trả lời:
Việc người bệnh phát hiện mắc Covid-19 sau khi tiêm ít ngày, có 2 khả năng: Một là bệnh nhân đã ủ bệnh trước tiêm nhưng không có triệu chứng; Hai là có khả năng bị lây nhiễm do tiếp xúc với nguồn lây trong quá trình đi tiêm vaccine và sinh hoạt sau đó...
Hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam chưa khuyến cáo phải làm xét nghiệm Covid-19 trước tiêm vaccine. Tuy nhiên, trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm có thể phát hiện các trường hợp cần thận trọng trong tiêm chủng, bao gồm những người có thân nhiệt trên 37,5 độ hoặc những người có nhịp thở trên 25 lần/phút.
Khuyến cáo của các nhà sản xuất vaccine cũng không ghi nhận thông tin tiêm vaccine cho người đang nhiễm bệnh Covid-19 thì nguy cơ làm bệnh nặng thêm hay dẫn tới tử vong.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý người đã được tiêm vaccine Covid-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vaccine vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K. Nguyên nhân là do vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ thấp. Sau tiêm mũi vaccine thứ 2 vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm vaccine Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên, người đã được tiêm vaccine Covid-19 vẫn rất cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, trong đó có 5K: Khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế.
Bên cạnh đó, để phòng tránh lây nhiễm có thể xảy đến tại chính các điểm tập trung tiêm chủng, Bộ Y tế cũng quy định các cơ sở tiêm chủng thực hiện bố trí đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực;
Thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch tại điểm tiêm chủng: Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác khi tham gia tiêm chủng.
Thực hiện đầy đủ các bước thực hành tiêm chủng vaccine Covid-19: Khai báo y tế, đo thân nhiệt; hoàn thiện phiếu đồng ý tiêm chủng; khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng, trong tiêm chủng và theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng; đảm bảo các yêu cầu vệ sinh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trước, trong và sau tiêm chủng...
Đặc biệt tại các điểm tiêm chủng (hoặc lấy mẫu xét nghiệm) có đối tượng tham gia lớn như bệnh viện, khu công nghiệp, nhà máy… phải đảm bảo giãn cách theo quy định phòng, chống dịch.
Uyên Vũ
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh