Bé 3 tháng tuổi hôn mê vì thuốc cam

HÀ NỘI - Bệnh nhi 3 tháng tuổi bị nôn, tiêu chảy, bỏ bú, co giật, chẩn đoán ngộ độc chì, được Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.

Chiều 11/8, bé được bệnh viện khác chuyển đến, chẩn đoán viêm màng não. Gia đình cho biết em bé bị bệnh đã hai ngày. Trước đó, bé mắc bệnh tưa miệng (nhiễm trùng khoang miệng) nên gia đình mua thuốc cam về bôi cho trẻ nhằm hỗ trợ điều trị trong vòng một tuần, sau đó dừng thuốc.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bác sĩ khám ban đầu, nhận thấy trẻ hôn mê, da xanh nhợt thiếu máu, sốt. Kíp trực cùng bác sĩ Lương Văn Chương, Trưởng khoa Cấp cứu, hội chẩn khẩn cấp.

Theo bác sĩ Lương, ban đầu nhóm điều trị nghĩ tới các bệnh gây hôn mê thường gặp ở trẻ như viêm não, màng não, xuất huyết não, rối loạn chuyển hóa... Sau khi gia đình khẳng định đã cho trẻ sử dụng thuốc cam, bác sĩ chẩn đoán bé bị ngộ độc và lấy mẫu máu gửi đi xét nghiệm định lượng chì. Kết quả, bé có 139,83Mg/Dl chì trong máu, cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép và vượt ngưỡng gây tổn thương não. Hình ảnh X-quang của gói thuốc cam cho thấy sự cản quang mạnh, tức là có kim loại mạnh trong thuốc.

Bác sĩ khẳng định bé ngộ độc chì do dùng thuốc cam.

"Bệnh nhi bị ngộ độc chì có tổn thương não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cháu phải chịu tổn thương và di chứng nặng nề sau này", bác sĩ Lương nói.

Gói thuốc cam gây ngộ độc cho bé 3 tháng tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Gói thuốc cam gây ngộ độc cho bé 3 tháng tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Cháu bé đã được điều trị bằng truyền dịch và thuốc giải độc đặc hiệu D-penicilamin, có khả năng gắp các kim loại nặng và thải ra ngoài cơ thể. Ngày 13/8, bệnh nhi đã tỉnh táo hơn, hết co giật, bú được song tiên lượng vẫn nặng, phải điều trị kéo dài nhiều đợt, thậm chí hàng năm.

Bác sĩ Lương cho biết đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi ngộ độc thuốc cam hàng năm. Trẻ ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc tương tự trường hợp của bé trai 3 tháng tuổi xảy ra rải rác dù đã có cảnh báo về loại thuốc này.

Thuốc cam là cách gọi dân dã của một số loại bột không rõ thành phần, nguồn gốc, thường được cha mẹ trẻ mua ở các cửa hàng để bôi vào các nốt viêm loét trong miệng trẻ. Rất nhiều vụ ngộ độc chì cấp tính đã xảy ra với trẻ em, chưa kể ảnh hưởng lâu dài khi chì ngấm vào trong máu. Bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không tự ý mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị cho trẻ, chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối uy tín, được cấp phép.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/05/2024

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới