Bé trai uống nhầm hóa chất chống thấm

TP HCM - Cậu bé 3 tuổi, ngụ Bến Tre, uống nhầm hóa chất chống thấm ghe đựng trong vỏ chai nước suối, bị loét bỏng đường hô hấp, tiêu hóa.

Khi bé uống nhầm hóa chất, ho sặc sụa, người nhà móc họng cho nôn, tự theo dõi ở nhà. Hai ngày sau bé nuốt nghẹn, không ăn được cơm cháo hay uống sữa.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết khi được đưa vào bệnh viện, bé lừ đừ, đau rát ngực. Các bác sĩ xác định loại hóa chất trẻ uống nhầm là Methyl Ethyl Ketone Peroxide. Dung dịch này thường được pha chế với một loại hóa chất khác trét lên vị trí có khe hở, xì rò để nước không thấm vào, thường dùng cho ghe, thuyền. Đây là loại hóa chất có tính oxid hóa ăn mòn làm tổn thương da, đặc biệt là niêm mạc đường thở, đường tiêu hóa, gây chít hẹp. Độc chất vào máu làm tổn thương gan, thận, phổi, não...

Kết quả nội soi cho thấy thực quản và đoạn đầu tá tràng của bé nhiều vết bỏng loét, chít hẹp. Gan bệnh nhi ngộ độc nặng, men gan trên 1.000 dv/L trong khi bình thường men gan dưới 40 dv/L. Xét nghiệm độc chất cho thấy nồng độ hoạt chất Methyl Ethyl Ketone trong máu là 5,01 mg/L, trong khi cơ thể không có chất này.

Trẻ được truyền thuốc chống oxid hóa để hóa giải chất độc trong máu, tránh gây tổn thương thêm gan, thận, phổi, não. Bác sĩ cũng đặt ống thông qua các chỗ bị chít hẹp, vừa nong không cho hẹp thêm, vừa nuôi ăn cho bé.

Một tháng điều trị tích cực, bé mới qua cơn nguy kịch. Sức khỏe cải thiện dần, trẻ bắt đầu tự ăn uống được, không còn mắc nghẹn, nôn ói, độc chất trong máu không còn.

Theo bác sĩ Tiến, y văn trên thế giới ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc tương tự đã tử vong do giai đoạn đầu không triệu chứng nên chủ quan không đến bệnh viện sớm. Năm 2020, cả nước ghi nhận hàng chục trẻ uống nhầm axit, dầu hỏa, chất tẩy rửa bồn cầu, nước tro tàu, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu...

Bác sĩ cũng lưu ý phụ huynh để hóa chất hay thuốc xa tầm với của trẻ em. "Tuyệt đối không đựng hóa chất, chất độc trong các chai lọ bao bì là nước ngọt, trẻ không phân biệt được", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, người nhà nhanh chóng đưa đến bệnh viện để xử trí thích hợp. Nếu để lâu, đường tiêu hóa, hô hấp của trẻ bị tổn thương nặng, gây khó khăn khi phẫu thuật tái tạo.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới