Cụ ông uống nhầm viên thuốc diệt chuột màu hồng
Ông tiền sử sa sút trí tuệ, từng bị xuất huyết tiêu hóa vào tháng 4. Cuối tháng 5, ông uống nhầm thuốc diệt chuột, không rõ số lượng, đi tiêu phân đen lẫn máu đỏ tươi.
Bác sĩ Vũ Đình Hùng, khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết khi nhập viện bệnh nhân lơ mơ, mạch nhanh 130 lần một phút, huyết áp tụt. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mất máu cấp, thiếu máu rất nặng kèm rối loạn đông máu.
Các bác sĩ nhanh chóng hồi sức, truyền dịch, bù máu cho bệnh nhân rồi nội soi dạ dày, phẫu thuật cầm máu ở ruột non. Hơn một tháng qua, bệnh nhân dùng thuốc chữa đông máu.
Ngày 2/7, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được xuất viện. Bác sĩ Hùng cho biết bệnh nhân phải uống thuốc vitamin K lâu dài và theo dõi tình trạng đông máu định kỳ do ảnh hưởng của thuốc diệt chuột.
Bác sĩ Hùng cho biết thuốc diệt chuột rất độc, chứa warfarin là chất ức chế quá trình đông máu, ngăn chặn một enzyme gọi là vitamin K epoxide reductase và kích hoạt vitamin K1. Khi không có đủ vitamin K1 hoạt tính, các yếu tố đông máu không được tạo thành làm giảm khả năng đông máu.
Wafarin lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1948, là chất độc diệt chuột. Năm 1954, Mỹ chấp thuận sử dụng chất này làm thuốc chống đông, dùng trong các bệnh lý tăng đông máu có nguy cơ cao tạo cục máu đông (huyết khối).
Wafarin có nhiều loại. Một số được sử dụng như thuốc diệt chuột gồm coumatetralyl và brodifacoum. Hai chất này đôi khi được gọi là "super-warfarin" vì ảnh hưởng kéo dài hàng năm.
Các loại thuốc diệt chuột thường được chế tạo dạng viên giống viên kẹo, đôi khi có nhiều màu sắc, nên người già và trẻ em rất dễ uống nhầm.
Khi uống nhầm thuốc diệt chuột kháng dạng super-warfarin, cơ thể bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, dẫn đến chảy máu nhiều nơi ví dụ dưới da, niêm mạc, chảy máu từ vết thương không thể cẩm được. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết não, chảy máu tiêu hóa ồ ạt, xuất huyết từ các tạng trong ổ bụng gây sốc mất máu.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo người nhà cần cất thuốc diệt chuột ở những vị trí xa tầm tay trẻ em, người già, không để gần đồ ăn, thuốc uống vì dễ bị nhầm. Không để thuốc diệt chuột gần nguồn nước, ví dụ nước uống hoặc nước sinh hoạt, tránh để thuốc hòa tan vào nước gây ngộ độc. Đồng thời cảnh báo cho các thành viên trong gia đình về thuốc diệt chuột không thể ăn hay uống.
Nếu có người uống nhầm thuốc diệt chuột, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trong vòng 6 giờ đầu tiên, mang theo viên thuốc hoặc vỏ thuốc để hỗ trợ điều trị. Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tiếp tục uống thuốc và tái khám theo chỉ định vì thuốc diệt chuột có tác dụng rất dài. Khi có dấu hiệu chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu... cần tới bệnh viện ngay.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh