Dạy học trực tuyến lớp 1: Tổng thời gian học không nên quá 2 tiếng/ngày

Ngày 12/9, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hướng dẫn một số nghiệp vụ sư phạm cơ bản trong dạy học trực tuyến ở tiểu học”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tùy từng điều kiện cụ thể ở các địa phương, nhà trường, giáo viên có thể sử dụng bốn phương án dạy học như: Dạy học trực tuyến qua Zoom, Google Meeting, Teams, LMS; Dạy học qua truyền hình; Dạy học qua sóng radio; Phát phiếu, tài liệu in tới cha mẹ học sinh thông qua email, bưu điện kết hợp với các phương thức trực tuyến khác.

Đa dạng hình thức học trực tuyến

Để bảo đảm chất lượng cho việc dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhà trường cần có sự chuẩn bị, đầu tư về cơ sở vật chất. Song song với tốc độ đường truyền, nên có sự đầu tư về các thiết bị như máy tính, bảng thông minh hay các phần mềm… trong trường hợp nhà trường muốn ghi hình hay thực hiện các video giảng dạy.

Mỗi nhà trường cần chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến. Đặc biệt, cần nhấn mạnh đến kỹ năng thiết kế các hoạt động kiểm tra, đánh giá khi mà trong giờ dạy trực tuyến, giáo viên không có cơ hội kiểm soát trực tiếp tiến trình học tập của học sinh.

Ngoài ra, các nhà trường cần kết hợp hài hòa giữa các môn học; không để học sinh quá tải về kiến thức, thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển tự nhiên của học sinh phổ thông.

Đối với cán bộ quản lý, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp.

Đối với giáo viên, cần nắm vững kỹ năng sử dụng công nghệ khi xây dựng bài giảng; tổ chức các hoạt động học cho học sinh như thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.

Ba thách thức lớn dạy trực tuyến ở lớp 1

Theo TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ, Trường đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, sau gần một tuần triển khai dạy học trực tuyến trên cả nước, nhất là với học sinh lớp 1 có ba thách thức rất lớn đang đặt ra. Đó là sự bỡ ngỡ khi đồng thời áp dụng một phương thức dạy học mới, sự căng thẳng khi sử dụng tích hợp công nghệ và sự thiếu hụt mang tính hệ thống của việc bảo đảm hạ tầng, thiết bị và các tài nguyên số cần thiết.

TS Tôn Quang Cường chỉ ra nguyên nhân chính tạo ra thách thức, khó khăn đó là cách tổ chức các hoạt động tương tác của giáo viên trong quá trình dạy học. Bao gồm: Tương tác trực tiếp nhưng không tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong giờ học trực tuyến; Tương tác gián tiếp giữa giáo viên và học sinh trước và sau giờ học online; Tương tác với cha mẹ học sinh để bảo đảm kết nối và trợ giúp. Vì vậy, đối với học sinh lớp 1, giáo viên nên dành một số buổi học ban đầu (thậm chí 1đến 2 tuần) không dạy học mà chủ yếu để làm quen, hướng dẫn các thao tác cơ bản trên ứng dụng và thiết bị cả học sinh và phụ huynh; trao đổi/kể chuyện với học sinh… để tạo môi trường thân thiện. 

TS Tôn Quang Cường đưa ra lưu ý, tổng thời gian học trực tuyến không nên quá 2 tiếng/ngày; cần được chia thành nhiều phiên, mỗi phiên không quá 20 phút; giữa các phiên cần có giải lao 5 phút. Ở phiên thứ ba, nghỉ 10 phút - không nên giải lao lâu vì sẽ mất thời gian khởi động lại.

Để tổ chức các hoạt động dạy, học trực tuyến hiệu quả, giáo viên nên tắt hết các chức năng cho phép học sinh tương tác trên ứng dụng; chuẩn bị 2 đến 3 video ngắn, vui nhộn có nhạc để chạy giữa giờ giải lao; sử dụng một số ứng dụng trò chơi trực tuyến để học sinh hứng thú trong giờ học...

Các hoạt động được giáo viên thực hiện cần rõ ràng, rành mạch, không vội vàng, không hối thúc học sinh… bảo đảm học sinh xem, nghe và cùng làm theo. Đồng thời, giáo viên thường xuyên khen ngợi, biểu dương, nói lời tích cực; hình ảnh hóa, trực quan hóa tối đa mọi hoạt động

"Dạy học tiểu học, nhất là cho học sinh lớp 1, 2 cần phải lấy sự hứng thú và tham gia của học sinh làm cái gốc. Ở lứa tuổi này, mỗi bài học nên là một trò chơi; kiến thức, kỹ năng cần hình thành chính là luật chơi; giáo viên, cha mẹ học sinh chính là bạn cùng chơi và công nghệ phải là đồ chơi", TS Tôn Quang Cường nhấn mạnh.

 
QUỲNH NGUYỄN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 28/02/2024

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới