Hai em bé 'hít' phải tế bào ung thư từ mẹ khi chào đời
Trong 1.000 em bé chào đời thì có một được sinh ra từ các bà mẹ mắc ung thư, nhưng chỉ một trong 500.000 em phát triển tế bào ác tính. Những trường hợp này vô cùng hiếm, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự truyền nhiễm có thể xảy ra nếu tế bào ung thư di chuyển trong máu người mẹ và thâm nhập vào nhau thai.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y học The New England vào tháng 1/2020, các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định được con đường lây truyền chưa từng thấy trước đây: hai trẻ sinh ra từ bà mẹ ung thư cổ tử cung đã bị ung thư phổi do "hít" phải các tế bào u có trong nước ối, dịch tiết hoặc máu từ cổ tử cung hai người mẹ.
Trong đó, bé trai 23 tháng tuổi, vào bệnh viện địa phương với tình trạng ho không thuyên giảm trong hai tuần. Một bé trai 6 tuổi nhập viện vì đau tức ngực. Cả hai đều được chẩn đoán mắc ung thư phổi.
Mẹ của bé trai 23 tháng tuổi mắc ung thư cổ tử cung 3 tháng sau khi sinh con. Có khả năng người phụ nữ này mang một khối u vào thời điểm cậu bé chào đời. Cả mẹ và bé đều được hóa trị, dùng các loại thuốc khác nhau và phẫu thuật để loại bỏ các mô ác tính. Một thời gian sau, bé trai chữa khỏi ung thư, còn người mẹ qua đời sau 5 tháng.
Mẹ của bé trai 6 tuổi có một khối u trong cổ tử cung khi đang mang thai, được cho là lành tính nên không chữa trị. Sau khi sinh, kết quả sinh thiết cho thấy cô mắc ung thư cổ tử cung. Người mẹ qua đời hai năm sau đó, sau khi đã phẫu thuật loại bỏ khối u. Cậu bé trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau, phải cắt bỏ phổi trái; theo dõi trong 15 tháng sau khi phẫu thuật và không có dấu hiệu tái phát ung thư.
Các nhà khoa học đã so sánh mô khối u và mô thường giữa hai bệnh nhân nhỏ tuổi và người mẹ, đặc biệt tìm kiếm tế bào đột biến trong 114 gene liên quan đến ung thư. Họ phát hiện khối u phổi của các bé trai có nhiều điểm di truyền tương tự với u cổ tử cung ở các bà mẹ.
Mel Greaves, giám đốc sáng lập của Trung tâm Tiến hóa và Ung thư tại Viện nghiên cứu Ung thư London, người không tham gia nghiên cứu, cho biết kết quả xem xét chi tiết bộ gene, so sánh các tế bào ung thư của mẹ và con đã cung cấp bằng chứng rõ ràng. Hai khối u đều đến từ bản sao giống nhau hoặc một nhóm tế bào giống hệt nhau. Như vậy, trẻ sơ sinh có khả năng "hít" các tế bào ung thư từ mẹ trong khi sinh.
Greaves nói những bà mẹ này có khả năng lây truyền ung thư cho con trong khi sinh. Vì vậy ông khuyên rằng nên mổ lấy thai (C-sections) cho các bà mẹ bị ung thư cổ tử cung.
Tiến sĩ Theodore Laetsch, một bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi kiêm giám đốc chương trình U ác tính Hiếm gặp tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết: "Đây là một báo cáo rất thú vị. Có thể thấy rõ ràng hai trẻ mắc ung thư đều do lây truyền từ mẹ của chúng. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng có thể ung thư đã lây qua nhau thai như đã được mô tả ở một số bệnh nhân khác và các tế bào ung thư đã phát triển trong phổi vì một số lý do nhất định".
Thảo Anh (Theo Live Science)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội