Nếu muốn nuôi dạy trẻ ưu tú, cha mẹ tuyệt đối đừng làm 3 điều này

Đây là 3 điều cực kỳ quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Cha mẹ rất coi trọng sự trưởng thành của con cái, mong con cái thành tài nên rất nghiêm khắc trong việc giáo dục. Đặc biệt, có 3 vấn đề này cha mẹ nhất định cần tránh.

1. Khi con cái phạm lỗi

Nhiều bậc cha mẹ không cho phép con mình phạm lỗi, chỉ cần trẻ không nghe lời liền bị mắng mỏ không thương tiếc.

Cuốn sách "Sự phát triển xã hội của trẻ 0-12 tuổi" của Trung Quốc đề cập đến những nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi như sau:

- Trẻ không quen với các quy tắc xã hội và gia đình. Về cơ bản không thể yêu cầu trẻ làm những việc theo tiêu chuẩn của người lớn.

- Trẻ học các quy tắc rất khó khăn, cần phải được cha mẹ hướng dẫn và thực hành thường xuyên.

- Khi trẻ bị mắc lỗi, thái độ của cha mẹ quyết định mức độ sửa chữa sai lầm.

Một thanh niên hỏi một ông già thông thái: "Sự khôn ngoan từ đâu đến?"

Nhà thông thái nói: "Phán đoán chính xác"

Người thanh niên lại hỏi: "Phán đoán chính xác từ đâu mà có?"

Nhà thông thái nói: "Kinh nghiệm".

Người thanh niên hỏi lại: "Kinh nghiệm đến từ đâu?"

Nhà thông thái trả lời: "Sai lầm hết lần này đến lần khác".

Trong quá trình lớn lên của một người không tránh khỏi những sai lầm. Việc không cho phép trẻ mắc sai lầm tương đương với việc không cho phép chúng trưởng thành, điều này rất đáng sợ.

Con cái mắc lỗi không có gì là ghê gớm, đáng sợ nhất là không nhận ra lỗi lầm từ trong tim và không thể đứng dậy sau vấp ngã. Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, việc hướng dẫn trẻ ra khỏi lỗi quan trọng hơn là buộc tội trẻ.

2. Quá coi trọng điểm số

Trong một cuộc khảo sát do Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải thực hiện, 95% phụ huynh tin rằng, điểm kiểm tra của con họ phải nằm trong top 5%.

Ngay từ khi các con bắt đầu cắp sách đến trường, điểm số trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh. Nhiều trẻ em mới 3,4 tuổi đã được cho đi học thêm vì cha mẹ muốn chúng sớm trở thành thần đồng.

Cha mẹ quyên mất một điều quan trọng rằng, điều một đứa trẻ cần không phải là những điểm số lạnh lẽo trên giấy mà là tình yêu thương của cha mẹ. Tính cách là điều quan trọng nhất.

Trên thực tế có nhiều trẻ học giỏi, điểm số cao, nhưng đạo đức rất thấp. Thậm chí không ít em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nguyên nhân cũng bởi vì cha mẹ chỉ mải chú ý đến điểm số mà bỏ quan tâm lý của trẻ.

Một giáo viên tư vấn tâm lý Trung Quốc từng cho biết: “90% gia đình đều có con cái gặp vấn đề về tâm lý, chán học, trốn học, thậm chí trầm cảm”.

Trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, chúng cần nhiều không gian và thời gian để học cách quan sát, suy nghĩ về thế giới xung quanh. Cha mẹ không nên tập trung vào mỗi thành tích của con cái mà nên quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển nhân cách của con mình.

3. Quan tâm đến tiền bạc

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng “đồng tiền là nguồn gốc của mọi điều ác”, nếu cho trẻ tiếp xúc với tiền quá sớm, tính cách của chúng sẽ trở nên xấu xí.

Mỗi một người đều cần có nhận thức đúng đắn về tiền bạc, khả năng kiểm soát và biết cách tạo ra của cải. Trong thời đại hiện nay, người không biết gì về tiền bạc sẽ khó nhìn thấy cơ hội, không nắm bắt được thời cơ làm giàu.

Robert Kiyosaki, tác giả cuốn “Cha nghèo và cha giàu” đã từng chỉ ra rằng: “Đừng dùng tư duy kém để giáo dục con cái”.

Giáo dục tài chính không chỉ là biết cách quản lý tiền bạc và tiêu dùng, mà còn là cải thiện mô hình nhận thức của trẻ em và trau dồi giá trị của bản thân.

Nói chuyện cởi mở về tiền bạc với trẻ, giúp chúng hiểu nguồn gốc của tiền và hiểu ý nghĩa của tiền thông qua một số cuốn sách tranh. Cha mẹ có thể cho con cái tiền tiêu vặt hợp lý, đừng lo lắng về việc con bạn có tiêu tiền một cách bốc đồng hay không, bởi vì trẻ học cách tiêu tiền hợp lý trong quá trình tự chủ kiểm soát tiền tiêu vặt theo cách này.

Hướng dẫn trẻ khái niệm tiêu dùng đúng đắn, để trẻ hiểu rằng tiền có thể thực hiện mối quan hệ trao đổi “mua bán”.

Phan Hằng ( Theo QQ )

https://www.baogiaothong.vn/neu-muon-nuoi-day-tre-uu-tu-cha-me-tuyet-doi-dung-lam-3-dieu-nay-d502031.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 28/02/2024

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới