Những vaccine cần chủng ngừa cho trẻ đầu đời
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, ngay sau khi chào đời, trẻ đã đối mặt với nhiều mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường sống. Kháng thể truyền từ mẹ trong quá trình mang thai giảm dần theo thời gian, không đủ để bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ. Do đó trẻ cần được tiêm, uống vaccine để xây dựng hàng rào miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh.
"Các vaccine Rotavirus, 6 trong 1 và phế cầu là 3 loại trẻ được chủng từ 6 tuần tuổi, mở đầu cho kế hoạch tiêm chủng trọn đời. Tuy nhiên, cả 3 loại vaccine này đều có giới hạn độ tuổi nên bắt buộc phải tiêm, uống đúng lịch. Trong khi đó nhiều phụ huynh không nắm rõ, khiến trẻ bị trễ lịch chủng ngừa, đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong", BS Chính cho hay.
Virus Rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có một trường hợp bị nhiễm Rotavirus, với biểu hiện đặc trưng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy... Tại Việt Nam, có đến 56% trẻ nhập viện vì viêm dạ dày do nhiễm Rotavirus. Trong đó, số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do virus Rota chiếm 4-8% trong tổng số trẻ tử vong vì mọi nguyên nhân. Uống vaccine là cách duy nhất để phòng Rotavirus hiệu quả cho trẻ.
Trong khi đó, vaccine 6 trong 1 có tác dụng phòng tránh 6 loại bệnh nguy hiểm mà trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, dễ mắc phải: ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B, các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B (Hib). Đây là 6 căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao khi mắc phải ở trẻ em. Đặc biệt, sau khi mắc bệnh, cơ thể không thể tự sinh ra kháng thể miễn dịch tự nhiên nên bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, theo các thống kê, trung bình có 350 ca mắc uốn ván mỗi năm. Bệnh bạch hầu xuất hiện rải rác chùm ca bệnh tại các tỉnh miền Trung. Riêng bệnh ho gà được ghi nhận đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi chưa được bảo vệ bằng vaccine.
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây ra 2 bệnh nghiêm trọng viêm phổi và viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bất cứ trẻ nào chưa có miễn dịch phòng bệnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Đối với bệnh viêm màng não mủ, vi khuẩn Hib có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập, khó khăn khi vận động...
Phế cầu khuẩn cũng là loại vi khuẩn gây ra những bệnh nguy hiểm hàng đầu gồm viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể gây tử vong trong 24 giờ. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh nên nếu trẻ mắc bệnh, việc điều trị sẽ rất tốn kém và khó khăn.
"Hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, dễ bị virus tấn công. Tiêm vaccine là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch để phòng những tác nhân gây bệnh. Đặc biệt ở những tháng đầu đời, trẻ cần tiêm, uống đầy đủ các mũi vaccine để được bảo vệ hiệu quả", BS Chính nhấn mạnh.
Anh Ngọc
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội