Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho bé

Phụ nữ cho con bú sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, ung thư buồng trứng, đái tháo đường tuýp 2 và viêm khớp dạng thấp cũng như cải thiện các bệnh lý về tim mạch. Hầu hết phụ nữ đều biết nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nhưng bác sĩ và các nhân viên y tế hiếm khi nói với các bà mẹ rằng nó cũng tốt cho cả mẹ của bé.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Bà mẹ đang cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú 4,3% trong 12 tháng họ cho con bú và giảm đến 7% sau mỗi lần sinh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: việc nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp đặc biệt giúp chống lại hầu hết các tế bào ung thư, receptor của các hormon tăng trưởng của tế bào ung thư, hoặc các khối u âm tính bộ ba, điều này phổ biến đối với các phụ nữ người Châu Phi, Mỹ. Nó cũng làm giảm 1/3 lần nguy cơ đối với những phụ nữ có thể bị ung thư vì đột biến gen BRCA1.

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, đái tháo đường tuýp 2, thấp khớp và cải thiện tình trạng tim mạch.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Breastfeeding Medicine với tiêu đề “Học hỏi, cuộc sống và cho con bú: Kiến thức xoay quanh tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ảnh hưởng của nó đối với quyết định cho con bú của các bà mẹ” cho thấy: chỉ có 16% hoặc ít hơn 1/5 phụ nữ trong số người khảo sát được các bác sĩ của họ nói rằng: cho con bú là tốt cho cả mẹ và bé.

Cho con bú làm giảm ung thư vú  - Ảnh minh họa
Cho con bú làm giảm ung thư vú - Ảnh minh họa

 

Tiến sĩ Bhuvaneswari Ramaswamy, chuyên gia cao cấp của tờ báo và là phó giáo sư về ung thư tại Đại học bang Ohio ở Columbus cho biết: “Chúng ta có nhiều biện pháp để phòng tránh được việc này, nhưng chúng ta có giáo dục đầy đủ cho các bà mẹ khi họ đưa ra lựa chọn không? Bởi vì đây không phải là một lựa chọn dễ dàng khi các công ty tiếp thị sữa bột cho trẻ sơ sinh tuyên bố sản phẩm của họ là sản phẩm thay thế hiệu quả cho sữa mẹ”. Tiến sĩ Ramaswamy cũng cho biết, dùng sữa ngoài chẳng hề giúp phụ nữ sống lâu hơn và không hẳn tốt như những gì quảng cáo nói.

Nghiên cứu mới này đã khảo sát 724 phụ nữ từ 18 đến 50 tuổi đã sinh ít nhất một con. Phần lớn trong số họ đã cho con bú. Mục đích của cuộc điều tra này là để xác định xem các bà mẹ có nhận được thông tin về việc giảm nguy cơ ung thư vú trong quá trình tư vấn cho con bú hay không và liệu kiến thức này có ảnh hưởng đến quyết định của họ để bắt đầu và duy trì cho con bú không. Cuộc khảo sát được thực hiện tại Trung tâm Ung thư toàn diện của Đại học bang Ohio với những phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 50 có ít nhất một lần sinh con. Những người tham gia được chọn lựa thông qua cơ sở chăm sóc ban đầu và trung tâm đăng ký nghiên cứu lâm sàng quốc gia.

Chỉ hơn một nửa trong số đó biết rằng cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú trước khi họ sinh con và hơn một phần ba nói rằng thông tin ảnh hưởng đến quyết định cho con bú của họ.

Nhưng chỉ có 120 phụ nữ nói rằng các chuyên gia y tế của họ đã thông báo cho họ về những tác động lâu dài đối với sức khỏe khi cho con bú bằng sữa mẹ. Hầu hết những người biết về lợi ích sức khỏe của việc cho con bú là lượm nhặt thông tin từ các phương tiện truyền thông hoặc từ internet. Và những phụ nữ này có xu hướng cho con bú lâu hơn (trung bình 13 tháng) so với những phụ nữ không biết về ý nghĩa sức khỏe (cho con bú trung bình chỉ 9 tháng).

Có 60% phụ nữ da trắng được khảo sát biết cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, chỉ có 47% phụ nữ châu Phi - Mỹ và 54% phụ nữ thuộc chủng tộc khác hoặc chưa rõ chủng tộc biết điều này.

Theo thống kê y tế của chính phủ, trong số các nhóm chủng tộc, các bà mẹ người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ cho con bú thấp nhất và ít có khả năng cho con bú trong vòng sáu tháng, 60% đã từng cho con bú sữa mẹ và chỉ có 28% vẫn cho con bú sau sáu tháng.

Có 77% bà mẹ da trắng, 80% bà mẹ gốc Tây Ban Nha và 86% bà mẹ châu Á đã nuôi con bằng sữa mẹ, với tỷ lệ cho con bú trong sáu tháng đầu lần lượt là 45%, 46% và 58%.

Các nhà khoa học không hoàn toàn hiểu được tại sao cho con bú giúp ngăn ngừa ung thư vú, nhưng họ nói rằng ngực của bà mẹ trải qua những thay đổi trong thời kỳ mang thai và chúng phát triển nhiều ống dẫn sữa hơn để chuẩn bị cho con bú.

“Bộ ngực sẽ trải qua một quá trình chuyển hóa đưa chúng trở lại trạng thái giống như trước khi mang thai và quá trình này liên quan đến một lượng lớn tế bào chết và sự tái tạo mô. Sự chuyển đổi đó có thể xảy ra chậm thông qua việc cai sữa dần dần, hoặc đột ngột nếu không cho con bú hoặc chỉ cho con bú trong thời gian ngắn.

Kết quả nghiên cứu: 667 người (92%) trong số 724 người được hỏi đã cho con bú. Hơn một nửa trong số họ (56%), nghĩa là, có 407 phụ nữ (60,4% da trắng, 46,9% người Mỹ gốc Phi) đã biết cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú trước lần sinh con gần đây nhất. Trong số 407 phụ nữ, 36,4% cho biết kiến thức này ảnh hưởng đến quyết định cho con bú của họ. Trong số 39 người không cho con bú, 23 phụ nữ (59,0%) trả lời rằng nhận thức về việc giảm nguy cơ ung thư sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho con bú của họ. Chỉ có 120 trong số 724 người được hỏi (16,6%) biết được thông tin này từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Phụ nữ biết điều này cho con bú lâu hơn những người không biết chúng (13,2 so với 9,3 tháng; p<0,001). Số phụ nữ da trắng (76,4%) cho con bú ở bất kì lần sinh nào trong hơn 6 tháng nhiều hơn so với phụ nữ Mỹ gốc Phi (63,2%, với p = 0,011).

Khi nó xảy ra đột ngột, nó tạo ra một tình trạng viêm có lợi cho ung thư”, Tiến sĩ Ramaswamy nói.

Tiến sĩ Marisa Weiss, người sáng lập trang web BreastCancer.org, đã thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực này, bà mô tả việc mang thai và cho con bú như một sự “trưởng thành” của bộ ngực, nói rằng việc cho con bú buộc bộ ngực phải lớn lên, làm việc liên tục hàng ngày để tạo ra sữa. Quá trình “trưởng thành” đó kích hoạt những thay đổi trong ống dẫn sữa làm cho vú có khả năng chống lại ung thư tốt hơn.

Cho con bú cũng giúp thiết lập lại sự trao đổi chất của cơ thể sau khi mang thai, cải thiện sự trao đổi glucose và độ nhạy cảm với insulin, đốt cháy calo và tái phân bố các chất béo tích tụ trong thai kỳ, điều này có thể giải thích tại sao phụ nữ cho con bú có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề bệnh lý khác thấp hơn.

Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa đến kết luận rằng: Mặc dù một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định ban đầu và trong suốt quá trình cho con bú, nhưng nghiên cứu này chứng minh rằng kiến thức về mối liên hệ giữa cho con bú và giảm nguy cơ ung thư vú có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bà mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy tư vấn cho các bà mẹ bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lợi ích này là thực sự cần thiết.

Nguồn: BREASTFEEDING MEDICINE 

https://www.nytimes.com/2018/10/26/well/family/breast-feeding-is-good-for-the-mother-and-not-just-the-baby.html?rref=collection%2Fsectioncollection%2Fhealth

DS Nguyễn Hải Đăng, DS Nguyễn Mạnh Hùng (tổng hợp)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới