Rất ít trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm gan B mãn tính

Trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc viêm gan B mãn tính trên thế giới chỉ còn dưới 1% vào năm 2019 nhờ có vaccine phòng bệnh.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm gan B (HBV) mãn tính trên toàn cầu giảm từ 5% trước khi có vaccine (giai đoạn giữa những năm 1980 và đầu những năm 2000) xuống chỉ còn dưới 1% năm 2019. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong các chiến lược phát triển bền vững của WHO để loại bỏ virus viêm gan B.

Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỷ lệ này đồng nghĩa số ca bị tổn thương gan và ung thư gan ở các thế hệ tương lai đã giảm đáng kể. Không có trẻ sơ sinh nào lớn lên chết vì viêm gan B do không được tiêm chủng.

"Phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là chiến lược quan trọng nhất để kiểm soát căn bệnh này và cứu sống bệnh nhân. Ngay cả khi xảy ra Covid-19, chúng ta phải đảm bảo rằng bà mẹ và trẻ sơ sinh được tiếp cận với các dịch vụ y tế bao gồm tiêm vaccine viêm gan B", bác sĩ Tedros nói thêm.

Vào Ngày Viêm gan Thế giới (28/7) năm 2020, WHO kêu gọi các quốc gia cùng hành động thống nhất, duy trì kết quả khả quan này, nỗ lực tăng cường ngăn ngừa lây truyền HBV từ mẹ sang con như xét nghiệm cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc dự phòng kháng virus viêm gan B, mở rộng khả năng tiếp cận với vaccine.

Theo WHO, có hơn 250 triệu người trên thế giới nhiễm HBV mãn tính. Trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi căn bệnh này. Khoảng 90% trẻ em bị nhiễm HBV trong năm đầu đời sẽ trở thành HBV mãn tính. HBV tấn công gan và gây tử vong gần 900.000 người mỗi năm.

Tiêm vaccine là một trong những cách để phòng ngừa viêm gan B từ sớm cho trẻ. Ảnh: freepik.
Tiêm vaccine là một trong những cách để phòng ngừa viêm gan B từ sớm cho trẻ. Ảnh: freepik.

Cách phòng ngừa viêm gan B

Vaccine viêm gan B giúp trẻ sơ sinh phòng bệnh, hiệu quả có thể đạt hơn 95%. WHO khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vaccine viêm gan B liều đầu tiên sau khi sinh càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ; ít nhất 2 liều bổ sung vào những đợt chủng ngừa tiếp theo.

Việc mở rộng tiêm chủng vaccine viêm gan B, giảm tỷ lệ trẻ em nhiễm HBV trên thế giới trong hai thập kỷ qua phần lớn nhờ hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI).

Năm 2019, tỷ lệ tiêm 3 liều vaccine phòng viêm gan B ở trẻ đạt 85% trên toàn thế giới, tăng khoảng 30% so với năm 2000. Tuy nhiên, việc tiếp cận với liều vaccine viêm gan B quan trọng trong vòng 24 giờ sau sinh không đồng đều. Độ bao phủ toàn cầu của liều vaccine đầu tiên là 43% nhưng tỷ lệ này giảm xuống còn 34% ở khu vực Đông Địa Trung Hải và chỉ 6% ở khu vực châu Phi.

Theo bác sĩ Meg Doherty, Giám đốc chương trình HIV, viêm gan toàn cầu và STI tại WHO, nâng cao khả năng tiếp cận với liều vaccine viêm gan B kịp thời là nền tảng của nỗ lực ngăn ngừa lây truyền HBV từ mẹ sang con. Đối với các quốc gia, nhất là ở các khu vực như châu Phi cận Sahara - nơi vaccine viêm gan B chưa được đưa vào sử dụng - cần ưu tiên tiêm vaccine cho trẻ càng sớm càng tốt.

WHO khuyến cáo trẻ em nên tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh. Ảnh: freepik.
WHO khuyến cáo trẻ em nên tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh. Ảnh: freepik.

WHO khuyến nghị xét nghiệm định kỳ HBV, HIV, giang mai cho phụ nữ mang trong thai kỳ.

Loại bỏ lây truyền HBV từ mẹ sang con cũng là "bước đệm" quan trọng để đạt được các mục tiêu trong chiến lược viêm gan toàn cầu của WHO nhằm giảm 90% các ca viêm gan mới và tử vong tới 65% so với năm 2015.

Covid-19 có thể làm cản trở tiêm vaccine viêm gan B

Covid-19 đe dọa cản trở tiến trình loại bỏ HBV trên thế giới. Theo một nghiên cứu do Imperial College London phối hợp với WHO thực hiện, gián đoạn chương trình tiêm chủng viêm gan B do đại dịch có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực đạt được các mục tiêu của chiến lược toàn cầu.

Trong trường hợp xấu nhất, sự gián đoạn cao cả liều vaccine viêm gan B đầu tiên và chủng ngừa HBV ở thời thơ ấu lần lượt là 60% và 20% trong một năm. Covid-19 làm chậm trễ việc mở rộng chương trình tiêm chủng theo kế hoạch đến năm 2030 của WHO.

Theo WHO, dự kiến sẽ có thêm 5,3 triệu ca nhiễm HBV mãn tính ở trẻ em sinh từ năm 2020 đến năm 2030 và thêm một triệu ca tử vong liên quan đến HBV ở những trẻ này sau này. Do đó, việc bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng vaccine để ngăn ngừa nhiễm HBV có thể có tác động lâu dài và ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngọc An (theo WHO)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới