Trẻ Việt thừa cân, béo phì tăng gấp 10 lần

Trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay, riêng TP HCM 41,4% học sinh thừa cân và béo phì.

Thông tin được bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị An toàn thực phẩm và An ninh lương thực, diễn ra ở TP HCM ngày 15/12. Theo nghiên cứu của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, TP HCM có 22,4% học sinh thừa cân và 19% béo phì. Trẻ em tại các đô thị lớn thừa cân, béo phì nhiều hơn so với nông thôn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam là nguyên nhân 77% ca tử vong, cao hơn mức trung bình toàn cầu (71%). Trong vòng 10 năm, tốc độ tăng các bệnh không lây nhiễm gấp 2-4 lần, nổi bật là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, hô hấp, phổi tắc nghẽn, đái tháo đường, các rối loạn tâm thần...

Khảo sát ở TP HCM năm 2016 ghi nhận 13,4% học sinh tiểu học, 16,9% học sinh trung học cơ sở, 19,1% học sinh trung học phổ thông, tăng huyết áp.

Theo bác sĩ Diệp, Việt Nam đang trong giai đoạn gánh nặng kép về dinh dưỡng, tức tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh trong khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm chậm. Gánh nặng kép này diễn ra ở tất cả quốc gia khi chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Nguyên nhân do sự phát triển kinh tế, sự đa dạng thực phẩm, đậm độ năng lượng, thay đổi về thói quen ăn uống, lối sống, quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu...

"Việt Nam là quốc gia đang ăn đường nhiều gấp hai lần khuyến nghị, tỷ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á", bác sĩ Diệp chia sẻ. Mức tiêu thụ muối cũng cao hơn gấp nhiều lần khuyến nghị.

Các nghiên cứu cũng ghi nhận 1/3 dân số thiếu vận động thể lực, 34% học sinh từ 13 đến 17 tuổi uống nước ngọt có ga hơn một lần mỗi ngày.

Theo bác sĩ Diệp, cần tăng cường đào tạo nhân lực có kiến thức về dinh dưỡng, sản xuất và cung cấp thực phẩm lành mạnh, dán nhãn dinh dưỡng với thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế cung cấp thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo không bão hòa...

Theo các chuyên gia, bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam có thể được kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, giảm người béo phì, cao huyết áp và người có lượng cholesterol cao trong máu.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới