Tại sao người béo phì dễ mắc ung thư?
Bác sĩ Trần Thu Hạnh, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, tuyến tiền liệt...
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2017, béo phì là nguyên nhân thứ hai gây ung thư sau hút thuốc lá và được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới.
Hàng năm có khoảng 1,7 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư, trong số đó 40% thừa cân, béo phì. Tại Anh, cứ 20 người được chẩn đoán ung thư thì có một người bị béo phì. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK), béo phì là nguyên nhân gây ra 18.100 ca ung thư mỗi năm và dự báo tăng lên 670.000 ca trong 20 năm tới.
Trong một kết quả khảo sát khác, 40% ung thư cổ tử cung liên quan đến béo phì. Tỷ lệ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở người béo phì là 4-7 lần so với người bình thường; ung thư thực quản từ hai đến 4 lần; ung thư dạ dày, gan, thận tăng cấp đôi. Ngoài ra, ung thư vú trước mãn kinh tăng 15%, sau mãn kinh tăng 20-40%; ung thư buồng trứng tăng 10%; ung thư tuyến giáp chỉ tăng nhẹ 10%.
Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong, chủ yếu là ung thư phổi, gan và dạ dày. Chưa có ghi nhận nào về bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì.
Lý giải cơ chế gây ung thư ở những người béo phì, bác sĩ cho biết, chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính bao gồm dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin, chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc chính gây ung thư.
Cụ thể, khi có nhiều tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào miễn dịch chuyên biệt tăng tiết cytokine, từ đó thúc đẩy quá trình viêm mạn tính, làm cho các tế bào phân chia nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương DNA dẫn đến ung thư. Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng khác giống như insulin-1 làm cho các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
Đặc biệt, sau thời kỳ mãn kinh, mô mỡ trong cơ thể tạo ra lượng estrogen dư thừa, làm cho tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và nội mạc tử cung, gây bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo phòng chống béo phì cũng chính là phòng chống ung thư. Quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, kiểm soát cân nặng, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và chế độ ăn cân bằng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đồ ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, đồ ăn và đồ uống nhiều đường, đồ rán xào.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá thuốc lào. Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, lao động chân tay... Tập thể dục ít nhất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm ung thư để kịp thời điều trị, khả năng chữa khỏi cao hơn.
Thùy An
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?