Trường hợp nào trì hoãn tiêm vaccine cho trẻ?
Câu hỏi: Con tôi từng có tiền sử dị ứng, vậy tôi có nên cho cháu tiêm vaccine phòng Covid-19 hay không?
Trả lời:
Theo "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ em" ban hành ngày 29/10 kèm quyết định số 5002, Bộ Y tế khuyến cáo các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khi có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 lần tiêm trước hoặc các thành phần của vaccine phòng Covid-19.
Trẻ đủ điều kiện tiêm chủng được chỉ định ngay khi không có bất kỳ điểm bất thường nào và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển sẽ phải trì hoãn tiêm chủng. Những trẻ phải thận trọng khi tiêm chủng là nhóm có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hoặc rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.
Bộ Y tế cũng quy định nhóm trẻ mắc các bệnh bẩm sinh; bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu...; tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào sẽ được chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.
Trong quá trình khám sàng lọc, các bác sĩ cũng sẽ chú ý các trường hợp chống chỉ định/trì hoãn khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với loại vaccine Covid-19 hoặc phát hiện có yếu tố bất thường khác.
Tại TP Hồ Chí Minh, nhằm bảo đảm công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em diễn ra an toàn, hiệu quả, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng theo quy định. Trong đó, Sở Y tế đề nghị các cơ sở tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc theo đúng nội dung trong bảng kiểm trước tiêm theo quyết định số 5002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Từ đó, phân loại và có chỉ định tiêm chủng đúng đối với trẻ em được khám sàng lọc trước tiêm.
Đặc biệt, Sở Y tế cũng nhấn mạnh các đơn vị không tự ý chỉ định tạm hoãn tiêm nếu không thuộc các trường hợp đã quy định trong bảng kiểm, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận vaccine sớm.
Mặt khác, khi trẻ được chỉ định chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện thì bác sĩ trực tiếp khám sàng lọc phải ghi rõ lý do và tên bệnh viện cần chuyển. Đồng thời hướng dẫn đầy đủ cho người nhà về việc chuyển trẻ đến khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Ngoài ra, yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tiếp tục thực hiện đúng và đầy đủ các quy định chuyên môn khác về tiêm chủng.
Đối với các bệnh viện có trẻ được chuyển đến khám và tiêm chủng tại bệnh viện cần phải tích cực tiếp nhận và hướng dẫn người dân, tránh gây phiền hà, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận vaccine sớm.
Đối với những trẻ có các vấn đề sức khỏe thuộc nhóm chống chỉ định, trì hoãn hoặc phải chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại bệnh viện (nếu có đủ thông tin do phụ huynh cung cấp) thì sẽ được ngành giáo dục lập danh sách để chủ động trong việc mời tiêm, tổ chức tiêm cho những nhóm này.
PV
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội