Tử vong vì bệnh dại tăng cao từ đầu năm, trong đó có nhiều trẻ em
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, 57 ca tử vong do bệnh dại xảy ra tại 29 tỉnh thành, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Đây là điều đáng lo ngại khi nhiều ca bệnh xuất hiện ở những tỉnh trước đây chưa từng ghi nhận.
Ngoài ra, có số lượng lớn nạn nhân là trẻ em như trường hợp bé trai 7 tuổi ở huyện Yên Thành, Nghệ An; bé gái 8 tuổi ở Tuy Phong, Bình Thuận; bé trai 10 tuổi ở Krông Bông, Đắk Lắk; bé trai 3 tuổi ở Lục Ngạn, Bắc Giang…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh dại là một trong những bệnh lâu đời và nguy hiểm nhất. Khi người bệnh đã có dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ tử vong là 100%.
Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả nhưng ước tính hàng năm vẫn có khoảng 59.000 người ở hơn 150 quốc gia, chủ yếu từ những nhóm dân cư nghèo hoặc dễ bị tổn thương, tử vong do bệnh dại. Khoảng 40% nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 70-110 người tử vong vì bệnh dại trong vòng 10 năm qua.
Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và WHO khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác đa ngành để tăng khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vắc xin cho người và động vật. Song song đó, cần tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về bệnh dại, tiến tới chấm dứt căn bệnh này.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện FAO, nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau nỗ lực gia tăng độ bao phủ của vắc xin phòng ngừa bệnh dại cho chó và chấm dứt tử vong ở người do bệnh dại ở Việt Nam. Chúng ta có vắc xin tốt có thể giảm tối thiểu nguy cơ bệnh dại lây truyền qua chó”.
Tại Việt Nam, bệnh dại chủ yếu do bị chó cắn, chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3- 4%. Virus dại Rhabdovirus lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn.
Do di chuyển chậm, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần hoặc có thể dài trên 1 năm.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, mức độ nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Vết thương nặng và càng gần thần kinh trung ương như ở đầu, cổ, ngón tay... thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Khi người bệnh sợ gió, sợ nước là đã ở giai đoạn muộn, không còn cách gì cứu chữa. Bản thân mỗi bác sĩ khi chứng kiến những ca lên cơn dại đều rất ám ảnh vì thấy chết mà không thể cứu, bệnh nhân thường tỉnh táo đến lúc chết do co thắt thanh quản gây suy hô hấp.
Việt Nam đặt mục tiêu có thể loại trừ được bệnh dại vào năm 2030.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội