Giảm ô nhiễm môi trường đô thị gắn với giảm số lượng xe máy
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 6 triệu chiếc xe máy được đăng ký sử dụng, cùng với khoảng 2 triệu chiếc từ các địa phương khác đưa về hoạt động lưu thông thường xuyên, trong đó có tới gần 40% là xe máy cũ nát.
Một khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cũng chỉ ra rằng, trong 6 nguồn gây ô nhiễm không khí của Hà Nội thì xe máy và ô tô chiếm tới 70% lượng chất độc thải môi trường. Phần lớn lượng khói bụi độc hại phát thải ra môi trường không khí của TP bắt nguồn từ hàng triệu chiếc xe máy cũ nát đang ngày ngày lưu thông trên đường.
Chuyên gia giao thông Thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng muốn giảm thiểu khí thải xe máy, biện pháp đầu tiên là phải tập trung xóa bỏ lượng xe cũ nát. Song song với đó là rà soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với khí thải của xe máy.
Trước tiên, Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan cần đưa ra được bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải xe máy, làm căn cứ cho việc loại bỏ xe cũ nát, kiểm soát các yếu tố kỹ thuật của xe còn niên hạn lưu hành. Việc đo nồng độ khí thải của xe máy rất dễ để thực hiện nhưng ngưỡng chuẩn bao nhiêu là an toàn với môi trường, bao nhiêu là cần thay thế, loại bỏ thì chưa có quy định cụ thể.
Mặt khác, thiếu quy chuẩn về phát thải còn khiến việc kiểm soát đối với xe máy mới, xe còn niên hạn sử dụng cũng không thể thực hiện được. Trong khi số lượng xe ô tô chỉ chiếm khoảng 10% xe máy, việc kiểm định khí thải đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, thì xe mô tô 2 - 3 bánh lại vẫn bỏ ngỏ.
Cũng theo ông Chung, song song với nhóm giải pháp xử lý xe máy cũ nát, kiểm soát khí thải xe còn lưu hành, cần có hai nhóm giải pháp khác để hạn chế khí thải xe máy là giảm dần lượng xe máy mới lưu thông; khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện “xanh” như xe máy điện, xe buýt điện, tàu điện…
Nhóm giải pháp khả thi và có thể nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân hơn cả trong bối cảnh hiện nay là khuyến khích người dân chuyển đổi sang các phương tiện “xanh”.
Hà Nội cần tập trung xây dựng các hạng mục hạ tầng tiện ích cho xe máy điện như các trạm sạc công cộng, tạo điều kiện cho nhà sản xuất cung cấp thêm những vị trí sửa chữa xe máy điện… Chỉ khi các trạm sạc có số lượng tương đương với cửa hàng xăng dầu, xe điện mới thực sự trở nên tiện lợi và là lựa chọn ưu tiên của người dân.
Ngoài ra, Hà Nội cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện, xe buýt nhiên liệu sạch… để đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Khi đó, xe máy xăng sẽ tự giảm dần, việc hạn chế khí thải sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt và bền vững hơn.
Ông Chung cũng nhấn mạnh để hạn chế xe máy, Hà Nội cần chuẩn bị trước những điều kiện tốt nhất phục vụ người dân đi lại. Trong đó đặc biệt quan trọng là hoàn thiện, phát triển mạng lưới giao thông công cộng phủ đều và giá rẻ.
Hà Nội cũng cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho đường sắt đô thị, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi xe buýt thường sang xe buýt nhiên liệu sạch, chất lượng cao để thu hút hành khách, khuyến khích người dân tự chuyển đổi phương tiện, nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường sống cho Thủ đô.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ