Ngủ quá ít có thể gây ra các vấn đề nguy hại về tim mạch

12:08 18/05/2020 - Sống lành mạnh
Người lớn ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, các nhà nghiên cứu cho biết.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu đại diện quốc gia của người lớn ở Hoa Kỳ, những người ngủ bảy tiếng một đêm có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch thấp nhất, được tính là 3,7 năm tuổi lão hóa vượt quá tuổi của họ. Bên cạnh đó là với 4,5 năm cho những người ngủ sáu hoặc tám giờ và 5,1 năm những người ngủ năm tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm.

"Thời gian ngủ không đủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều bộ phận trên cơ thể bao gồm cả cả hệ thống tim mạch", tác giả dẫn đầu nghiên cứu Quanhe Yang, nhà khoa học cao cấp của Chi nhánh Dịch tễ học và Giám sát, Phòng bệnh tim cho biết. "Các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa thời gian ngủ và các yếu tố nguy cơ bệnh tim như cao huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, tiểu đường và béo phì”.

Tuổi tim được định nghĩa là tuổi dự đoán hệ thống mạch máu của một người dựa trên hồ sơ nguy cơ tim mạch của họ và được giới thiệu bởi Nghiên cứu Tim Framingham vào năm 2008, Yang lưu ý. "Sự khác biệt giữa tuổi tim ước tính của một người và tuổi của họ là" tuổi tim quá mức". Độ tuổi thừa vượt cao hơn cho thấy nguy cơ phát triển bệnh tim cao hơn.

Ví dụ, nếu một người đàn ông 40 tuổi có tuổi tim là 44 năm dựa trên hồ sơ nguy cơ tim mạch của mình - nguy cơ cá nhân mắc bệnh tim - thì tuổi tim quá mức của anh ta là 4 năm. Như thế có nghĩa là trên thực tế, trái tim của người này già hơn 4 tuổi so với tuổi thực. Khái niệm về tuổi tim giúp đơn giản hóa định nghĩa về rủi ro.

Mục tiêu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) với nghiên cứu này là tìm cách để truyền đạt hiệu quả tác động của giấc ngủ không đủ đến sức khỏe tim mạch, Yang lưu ý. "Tuổi tim quá mức (EHA) đại diện cho một cách đơn giản để thể hiện nguy cơ mắc bệnh tim của một người".

Yang và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia trong năm 2007 - 2014 trên 12.755 người tham gia trong độ tuổi từ 30 đến 74 không có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.

Dựa trên thời gian ngủ đêm trung bình tự báo cáo, nhóm nghiên cứu chia người thành năm nhóm. Khoảng 13 phần trăm trung bình số người ngủ năm tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm, 24% ngủ sáu tiếng, 31% ngủ bảy tiếng, 26% ngủ tám tiếng và khoảng 5% còn lại ngủ chín tiếng hoặc nhiều hơn mỗi đêm.

Các nhà nghiên cứu đã tính tuổi tim dư thừa của người tham gia bằng cách bao gồm tuổi, giới tính, huyết áp, cho dù họ đang được điều trị tăng huyết áp, tiền sử hút thuốc, tiểu đường và cholesterol để đưa ra một hồ sơ nguy cơ tim mạch tổng thể. Sau đó, họ tổng hợp hồ sơ rủi ro đó thành những năm quá tuổi của tim, theo báo cáo ngày 30 tháng 7 trên tạp chí Sleep Health.

Điều này có thể thúc đẩy nhiều người hơn, đặc biệt là những người trẻ tuổi, trong số đó có nguy cơ mắc bệnh tim mạch đang tăng lên, để ý thức được tầm quan trọng của việc ngủ 7 giờ mỗi đêm.

"Trước đây, các nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian ngủ ở người lớn có liên quan đến yếu tố nguy cơ tim mạch, các biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân", tiến sĩ Gregg Fonarow, một chuyên gia tim mạch của trường Y khoa Devid Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles, cho biết. "Thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, và hầu hết các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất xảy ra với những người ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày”.

Thời gian ngủ ngắn hơn có thể góp phần gây nguy cơ tim mạch thông qua các tác dụng trên các chức năng trao đổi chất và nội tiết, viêm, tổn thương mạch máu, cùng với sự lệch hướng sinh học, Fonarow bổ sung. Có những máy tính "tuổi tim" có sẵn trên mạng, ông lưu ý, kể cả một trên trang web của sở y tế thành phố New York (ở đây: https://on.nyc.gov/2lkY9XB).

"Các nghiên cứu sâu hơn nên đánh giá liệu thời gian ngủ kéo dài ở người lớn ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch hay không", Fonarow nói.

Nguồn: Reuters Health (Dựa theo bài nghiên cứu https://bit.ly/2vx2ufS)

Thanh Hòa – Tạp chí Dược Mỹ phẩm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới