Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau

Theo VnExpress 10:35 11/04/2021 - Sống lành mạnh
Không nên ăn chuối kèm sữa, cà chua và dưa leo, nấu tôm với rau củ giàu vitamin C... vì sẽ tạo ra các phản ứng hóa học có hại cho tiêu hóa.

Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng - Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện 199 (Bộ Công An), cho biết kết hợp đúng các loại thực phẩm với nhau có ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe. Mỗi loại thực phẩm đều có môi trường tiêu hóa khác nhau, kết hợp sai sẽ gây hại cho cơ thể.

Sữa chua và trái cây

Theo bác sĩ Hướng, một số người thường ăn sữa chua kèm với trái cây. Tuy nhiên thói quen này không tốt cho tiêu hóa. Sữa chua giàu protein tiếp xúc với trái cây có tính axit, sẽ làm giảm chất xơ, tạo ra độc tố, gây chướng bụng, thậm chí có thể dẫn đến dị ứng.

Tôm và rau củ giàu vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Kết hợp tôm với các thực phẩm giàu vitamin C sẽ tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày hình thành arsenic trioxide. Đây là những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Cà chua và dưa leo

Cà chua chứa nhiều vitamin C. Trong khi đó dưa leo chứa một loại enzyme cản trở sự hấp thụ vitamin C, khiến đường tiêu hóa xáo trộn, đồng thời giảm giá trị dinh dưỡng của hai loại thực phẩm này.

Cải bó xôi và cà chua

Cải bó xôi và cà chua đều giàu oxalat, kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat, gây sỏi thận.

Chuối và sữa

Chuối và sữa đều là hai thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên kết hợp cùng nhau sẽ gây đầy bụng, trì trệ đầu óc. Đặc biệt nếu ăn lúc đói, sẽ gây ra các phản ứng không tốt như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, gián đoạn hệ vi khuẩn đường ruột...

null

Không nên kết hợp sữa và chuối để tránh gây ra các phản ứng có hại cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Fitnew

Trà và sữa

Hầu hết loại trà có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong cơ thể. Khi kết hợp trà cùng sữa, các protein trong sữa sẽ liên kết với các chất chống oxy hóa trong trà, làm giảm sự hấp thu các hợp chất này. Nếu trà có chứa caffein cũng sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi.

Ngũ cốc và nước trái cây

Sự kết hợp giữa ngũ cốc và nước trái cây tạo cho cơ thể cảm giác khó chịu, nặng bụng. Các axit trong nước cam làm giảm hoạt động của enzyme phân hủy carbohydrate.

Pizza và soda

Cơ thể cần nhiều năng lượng để tiêu hóa carbohydrate, protein và tinh bột trong bánh pizza. Tuy nhiên đường trong soda sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và các họat động khác của dạ dày.

Trà và cà phê sau bữa ăn

Người Việt thường hay uống một ly trà hoặc ly nước chè xanh sau bữa ăn. Tuy nhiên, lá chè có tính axit, axit này sẽ làm đông đặc phần protein, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Uống trà sau bữa ăn cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong cơ thể. Ngoài ra, uống cà phê sau một bữa ăn nhiều chất béo có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Nước và thức ăn

Một số người thường uống nước lọc hoặc nước trái cây trong bữa ăn. Theo bác sĩ Hướng thói quen này hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Nước làm loãng axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và phá vỡ các chất dinh dưỡng.

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới