Uống nước đến mức nước tiểu trong suốt, bác sĩ cảnh báo có thể bị ngộ độc
Mọi người thường được khuyên rằng uống nhiều nước sẽ tốt cho cơ thể. Không thể phủ nhận nước là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe, nhưng liệu bạn đã biết nếu uống quá nhiều nước thì nó cũng gây hại cho cơ thể chưa? Sau đây là 6 tác hại sẽ xảy ra cho cơ thể nếu uống quá nhiều nước.
1. Đi vệ sinh quá nhiều lần
Nếu một người bình thường thì trung bình họ sẽ đi tiểu khoảng từ 6-8 lần một ngày. Nếu tần suất đi tiểu lớn hơn con số này, điều đó có nghĩa là bạn đang uống quá nhiều nước. Điều này vẫn không sao, tuy nhiên nếu bạn cần đi tiểu nhiều hơn 2 lần vào ban đêm, nó sẽ cản trở giấc ngủ, gây ra không ít phiền toái.
Do đó, điều tối kỵ trước khi đi ngủ là uống cà phê hoặc nước trà. Ngoài việc khiến bạn đi tiểu thì chúng cũng khiến bạn mất ngủ. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về tiểu tiện vào ban đêm, có thể hạn chế uống nước lại một chút.
2. Nhức đầu và buồn nôn
Bạn sẽ ngạc nhiên vì sao uống nhiều nước lại gây đau đầu. Khi cơ thể chứa quá nhiều nước, điều đó có nghĩa là thận bận rộn để lọc và thải. Uống nước vào thời điểm quá muộn để chuyển hóa không chỉ khiến nước tích tụ lại trong cơ thể, mà còn gây ra sự mở rộng các tế bào, dẫn tới các cơ quan nội tạng cũng trở nên to hơn. Lúc này, hộp sọ bao quanh não mở rộng, làm căng sọ, khiến bạn cảm thấy đau đầu, buồn nôn.
3. Màu nước tiểu gần như trong suốt
Nước tiểu là yếu tố dễ dàng đánh giá nhất lượng nước uống vào. Khi uống ít nước, màu nước tiểu thường quá vàng, hoặc ngược lại uống nhiều nước thì màu trở nên trong suốt. Cách tốt nhất là nên giữ nước tiểu ở trạng thái màu vàng nhạt. Lúc đó tình trạng cơ thể là tốt nhất.
4. Mệt mỏi
Khi uống nhiều nước, thận phải làm việc liên tục để đào thải nước dư thừa ra ngoài cơ thể. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể mệt mỏi tăng lên, hoạt động của thận cũng giống như con người, nếu làm việc liên tục trong thời gian dài thì cũng sẽ rất mệt mỏi.
5. Gây ra chuột rút cơ bắp
Uống quá nhiều nước có thể làm giảm mức độ điện giải của cơ thể, khiến cơ bắp dễ bị chuột rút hơn. Khi chất điện giải trong cơ thể quá thấp, bạn cần phải uống một số loại đồ uống dành cho dân thể thao để tăng nồng độ chất điện giải lên.
6. Nhiễm độc nước
Ngộ độc nước thường xảy ra khi uống một lượng nước lớn trong thời gian ngắn, nó dẫn tới tình trạng hạ natri trong máu. Trong khi đó, chức năng của natri trong cơ thể con người là duy trì sự cân bằng các chất lỏng. Khi hàm lượng natri trong máu quá thấp, nước sẽ xâm nhập vào các tế bào, khiến chúng sưng lên. Như đã nói trước đó, nếu các tế bào não sưng lên, cùng với dạ dày gây áp lực sẽ dẫn tới tình trạng đau đầu hoặc nôn mửa. Tình trạng ngộ độc nước nặng có thể gây hôn mê, tổn thương hệ thống trung tâm và thậm chí là tử vong.
Đối với người bình thường thì không dễ để uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Theo thống kê, các vận động viên chạy marathon hoặc 3 môn phối hợp thường bị hạ natri, điều này là do lượng mồ hôi tiết ra nhiều nên họ cần phải bổ sung nước trong thời gian ngắn.
Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan khuyến cáo lượng nước của người trưởng thành nên từ 1,5 lít đến 2 lít. Trong 2 - 3 tiếng trước khi tập thể dục nên bổ sung 500ml nước. Trong khi tập thể dục tốt nhất nên uống từ 200 - 300ml cứ sau từ 10 - 20 phút lúc kết thúc bài tập.
Phan Hằng (Theo Ettoday)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ