30 thầy thuốc thần tốc nối hai bàn tay đứt rời

THÁI NGUYÊN - Nam bệnh nhân 45 tuổi nhập viện với não bị dập, bàn tay trái đứt lìa, bàn tay phải đứt gần hết.

Bệnh nhân bị sốc đa chấn thương do mất máu quá nhiều. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu Đa khoa Trung ương Thái Nguyên nhận định nếu không kịp thời cấp cứu, người bệnh sẽ tử vong hoặc mất hai bàn tay, thành tàn phế. 

Bàn tay phải bệnh nhân đứt toàn bộ gân, cơ, xương, toàn bộ mạch máu và các dây thần kinh ngoại biên, chỉ còn dính da mặt sau cổ tay. Bệnh nhân có vết thương sọ não vùng chẩm gây rách màng cứng, tụ máu và dập não.

Khoa Cấp cứu kích hoạt hệ thống báo động đỏ liên khoa Cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Thần kinh, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh. 30 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia cấp cứu bệnh nhân. Riêng phẫu thuật có ba kíp: một kíp mổ vết thương sọ não, hai kíp mổ ghép nối hai bàn tay, ngoài ra còn các kíp gây mê và truyền máu hồi sức. Bệnh nhân được truyền 10 đơn vị máu. 

Sau 8 giờ, hai bàn tay được nối thành công bằng kỹ thuật vi phẫu.

Hai bàn tay của người bệnh sau 10 ngày phẫu thuật nối liền. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hai bàn tay của người bệnh sau 10 ngày phẫu thuật nối liền. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, phẫu thuật viên khoa Chấn thương chỉnh hình, cho biết đây là ca mổ đặc biệt. Thông thường thời gian phẫu thuật nối vi phẫu một bàn tay bị đứt rời 6-7 giờ. Với sự góp sức của 30 y bác sĩ, bệnh nhân được nối thành công hai bàn tay chỉ trong vòng 8 giờ.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hồi sức, điều trị tích cực tại Khoa Gây mê hồi sức, sau đó chuyển về điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình. Qua 10 ngày điều trị, hôm nay, bệnh nhân dần bình phục, không còn đau đầu, hai bàn tay hồng ấm hồi lưu máu tốt, các ngón tay cử động được.

Theo bác sĩ Tùng, để phẫu thuật nối lại chi thể đứt rời thành công, việc bảo quản một phần cơ thể đứt lìa rất quan trọng. Khi phần cơ thể bị đứt rời sẽ không còn được tưới máu nuôi dưỡng, các mô thiếu oxy và dưỡng chất, quá trình chuyển hóa ở tế bào tạo ra các chất độc sẽ dần phá hủy mô, làm mô chết dần trong khoảng 2-3 giờ sau khi đứt.

Bác sĩ khuyến cáo, khi gặp những tai nạn thương tích dẫn đến đứt lìa một phần chi thể, việc đầu tiên là giảm đau, cầm máu bằng băng ép vết thương cho bệnh nhân. Phần đứt rời được rửa bằng nước sạch, tuyệt đối không được rửa phần chi thể đứt lìa bằng xà phòng, không cho trực tiếp vào đá lạnh mà nên bọc trong mảnh vải hay miếng gạc, đặt vào túi nilon buộc kín, phủ đá lạnh trong môi trường 2-8 độ C. Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân cùng phần chi thể đứt rời đến cơ sở y tế có đủ điều kiện và năng lực nối ghép lại phần chi thể đứt rời đó.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hy hữu nhầm lẫn kết quả chụp X quang ở bệnh viện Lâm Đồng

Hy hữu nhầm lẫn kết quả chụp X quang ở bệnh viện Lâm Đồng

Mạng lưới bệnh viện - 26/02/2024

Hy hữu nhầm lẫn kết quả chụp X quang ở bệnh viện Lâm Đồng

Người đàn ông ngưng tim ngưng thở 90 phút được cứu sống ở bệnh viện tuyến cơ sở

Người đàn ông ngưng tim ngưng thở 90 phút được cứu sống ở bệnh viện tuyến cơ sở

Mạng lưới bệnh viện - 23/02/2024

Người đàn ông ngưng tim ngưng thở 90 phút được cứu sống ở bệnh viện tuyến cơ sở

Bộ Y tế đề nghị xác minh và xử lý sự cố y khoa trả nhầm kết quả chụp X-quang

Bộ Y tế đề nghị xác minh và xử lý sự cố y khoa trả nhầm kết quả chụp X-quang

Mạng lưới bệnh viện - 23/02/2024

Bộ Y tế đề nghị xác minh và xử lý sự cố y khoa trả nhầm kết quả chụp X-quang

Bộ Y tế yêu cầu rà soát tình trạng gian lận phân nhóm trang thiết bị để trúng thầu

Bộ Y tế yêu cầu rà soát tình trạng gian lận phân nhóm trang thiết bị để trúng thầu

Mạng lưới bệnh viện - 09/01/2024

Bộ Y tế yêu cầu rà soát tình trạng gian lận phân nhóm trang thiết bị để trúng thầu

Cứu đôi chân cho nam thanh niên ngã từ độ cao 4m

Cứu đôi chân cho nam thanh niên ngã từ độ cao 4m

Mạng lưới bệnh viện - 19/12/2023

Cứu đôi chân cho nam thanh niên ngã từ độ cao 4m

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới