Bệnh viện ở Quảng Bình bị cô lập trong lũ
Toàn bộ tầng một của Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy từ ngày 19/10 chìm trong nước. Các khoa Khám bệnh, Cấp cứu, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Sản cùng các phòng Tổ chức- Hành chính, Kế hoạch tổng hợp và Kho dược dành cho bệnh nhân ngoại trú đều bị lũ nhấn chìm. Các xe cứu thương cũng bị ngập nước nhiều ngày.
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Hoa, Trưởng khoa Nội, cho biết bệnh viện đã bị cô lập hoàn toàn 5 ngày nay. Nhân viên trực toàn viện khoảng hơn 50 người đều phải ở lại bệnh viện. Không có nhân viên y tế thay thế vì mọi nẻo đường đến bệnh viện đều bị ngập sâu, chia cắt, không thể di chuyển được.
Tất cả bệnh nhân ở tầng một đã được di chuyển lên các tầng trên an toàn.
Hệ thống điện lưới và máy phát điện bị hỏng, mất điện hoàn toàn. Toàn bộ hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, chụp phim không hoạt động được. Nước máy ngừng cung cấp, do vậy rất khó khăn cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế trong sinh hoạt hàng ngày. Khoa Dinh dưỡng cạn kiệt thực phẩm và bị chìm sâu trong nước.
"Mấy ngày qua, nhân viên y tế và bệnh nhân chia sẻ nhau từng miếng bánh mì, chiếc bánh nhỏ để cùng nhau vượt qua khó khăn", bác sĩ Hoa nói.
Hiện tại, cung ứng thuốc hàng ngày chưa thiếu. Nhưng nguy hiểm nhất là nếu có bệnh nhân phải phẫu thuật cấp cứu thì bệnh viện gặp vô cùng khó khăn do thiếu điện, chỉ có một máy phát điện nhỏ trang bị tại phòng mổ. Có trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến trên, song đi lại quá khó khăn.
"Cần thiết nhất với chúng tôi bây giờ là thực phẩm và nước uống sạch cho bệnh nhân và nhân viên y tế", bác sĩ Hoa nói.
Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh cách bệnh viện huyện Lệ Thủy khoàng 40 km cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Từ sáng 18/10, nước lũ bắt đầu dâng lên và tràn vào các khoa phòng thuộc tầng một bệnh viện này.
Đến trưa ngày 19/10 , toàn bộ khu tầng một đã bị ngập, gồm các khoa khám bệnh, khoa Ngoại, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng, Hồi sức tích cực và Chống độc, Phòng mổ, Phòng chiếu chụp X-quang, phòng Hành chính Quản trị. Hệ thống cấp thoát nước tê liệt.
Từ cổng bệnh viện trở vào ngập sâu 1-2 mét. Máy phát điện, trạm biến áp và hệ thống xử lý chất thải bị chìm trong nước. Bệnh viện mất điện hoàn toàn.
Theo bác sĩ Hồ Văn Tiến, Giám đốc bệnh viện, gần 120 bệnh nhân và 25 nhân viên y tế đang căng mình vừa khám chữa bệnh vừa di chuyển trang thiết bị máy móc của phòng mổ, thuốc men, nhiều sổ sách giấy tờ, chứng từ và rất nhiều trang thiết bị khác lên khu vực tầng 2.
Nước lũ lên nhanh, hệ thống máy chụp X-quang không vận chuyển kịp bây giờ có nguy cơ hỏng hóc rất lớn. Hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm và hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân bị tê liệt hoàn toàn.
"25 nhân viên y tế của chúng tôi túc trực 24/24 đã hơn ba ngày nay, không có thay thế được do đường giao thông bị ngập sâu và không có phương tiện đi lại. Nhưng tất cả các bệnh nhân vẫn đang được chăm sóc và điều trị chu đáo", bác sĩ Tiến nói.
Đào Giang Sơn
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bộ Y tế chỉ đạo vụ BV K bị tố "vét những đồng tiền cuối cùng trong túi bệnh nhân ung thư"
Mạng lưới bệnh viện - 22/08/2024
Bộ Y tế chỉ đạo vụ BV K bị tố "vét những đồng tiền cuối cùng trong túi bệnh nhân ung thư"
Bệnh viện Hồng Ngọc bị tố không phát hiện ung thư: Bệnh nhân có thể khiếu nại, khởi kiện
Mạng lưới bệnh viện - 16/08/2024
Bệnh viện Hồng Ngọc bị tố không phát hiện ung thư: Bệnh nhân có thể khiếu nại, khởi kiện
Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm chất lượng khối bệnh viện công tăng, tư nhân giảm
Mạng lưới bệnh viện - 17/07/2024
Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm chất lượng khối bệnh viện công tăng, tư nhân giảm
Hy hữu nhầm lẫn kết quả chụp X quang ở bệnh viện Lâm Đồng
Mạng lưới bệnh viện - 26/02/2024
Hy hữu nhầm lẫn kết quả chụp X quang ở bệnh viện Lâm Đồng
Người đàn ông ngưng tim ngưng thở 90 phút được cứu sống ở bệnh viện tuyến cơ sở
Mạng lưới bệnh viện - 23/02/2024
Người đàn ông ngưng tim ngưng thở 90 phút được cứu sống ở bệnh viện tuyến cơ sở