8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắc
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, trong tuần qua, trung tâm tiếp nhận tới 8 trường hợp bị rắn độc cắn.
Bệnh nhân Lê Việt H., 32 tuổi, ở Phú Thọ vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn. Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn, bệnh nhân bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái.
Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến BV đa khoa Hùng Vương rồi chuyển xuống BV Bạch Mai.
Trường hợp thứ hai là anh Nguyễn Văn Đ., 41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên bị rắn hổ mang cắn khi dọn đống gạch cũ ở nhà.
Anh Đ. bị rắn cắn vào ngón bàn tay phải, bệnh nhân có garô và nặn máu vết cắn. Sau đó vết cắn tiếp tục tấy đỏ, đau nhiều, anh được chuyển đến BV đa khoa tỉnh Hưng Yên điều trị, bác sĩ chỉ định truyền dịch, SAT nhưng do tình trạng nặng nên được chuyển tiếp đến BV Bạch Mai.
Bệnh nhân Lê Văn Niên, 47 tuổi, ở Bắc Giang bị rắn màu đen cắn vào ngón trỏ khi đang đi làm đồng. Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ, 10 tiếng sau được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
BS Nguyên hiện đang là mua sinh sôi, phát triển của rắn độc (tháng 4 - tháng 11). Việt Nam có khoảng 60 loài rắn độc, mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn sẽ có các biện pháp sơ cứu cũng như sử dụng các loại huyết thanh khác nhau. Do đó, nếu bắt được rắn, người dân cần mang theo con rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định đúng loại huyết thanh.
BS Nguyên nhấn mạnh, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá... đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém.
Rất nhiều trường hợp tự ý buộc garô, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nếu quá 40 phút, chân tay rất dễ bị thiếu máu, gây hoại tử. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải cắt cụt chi vì buộc garô quá lâu.
Ngoài ra, người dân cần tránh trích, rạch, trâm, chọc, hút máu tại vùng vết cắn. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích rõ ràng, gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng thêm, chảy máu khó cầm...
Thay vào đó cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có trang thiết bị để cấp cứu hô hấp, tim mạch hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.
Ngay khi bị cắn, nên nằm bất động hoặc băng ép bất động chân, tay bằng nẹp, việc đi lại vận động sẽ khiến chất độc ngấm nhanh hơn. Sau đó, duy trì băng ép, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân khó thở trên đường, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...
Thúy Hạnh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh