Bệnh eczema chữa khỏi được không?

Theo VnExpress 12:30 11/07/2020 - Phòng bệnh
Eczema là một dạng tổn thương da mạn tính liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa, không lây, không thể chữa lành hoàn toàn.

Bác sĩ Lê Vi Anh, Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết eczema (hay còn gọi là chàm hay viêm da cơ địa) là tình trạng viêm da mạn tính, gây ngứa và hay tái đi tái lại, thỉnh thoảng có những đợt bùng phát nặng, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như giấc ngủ, thẩm mỹ và tâm lý.

Người bị eczema có các ổ và gene bệnh liên quan đến khiếm khuyết filaggrin và những thành phần khác trong da, khiến da dễ bị tác động bởi các yếu tố gây kích ứng và dị ứng nguyên từ môi trường như thực phẩm, mạt bụi nhà, xà bông, chất tẩy rửa. Những bệnh nhân này còn dễ mắc tình trạng rối loạn điều hòa chức năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trong hai tháng đầu, hiếm gặp ở người trên 40 tuổi.

"Đây là một dạng tổn thương da mãn tính có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa. Do đó bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh", bác sĩ nhấn mạnh.

Theo bác sĩ, không có liệu pháp nào có thể chữa lành hoàn toàn viêm da cơ địa. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Song vẫn có các phương pháp điều trị và chăm sóc giúp giảm các triệu chứng và ngăn các đợt bùng phát nặng. Để đạt được hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ về hướng dẫn sử dụng thuốc thoa và sản phẩm chăm sóc da hàng ngày.

Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, cần loại bỏ tất cả các yếu tố thúc đẩy dị ứng như drap giường, gối, quần áo, vải thô. Thường xuyên hút bụi nhà, vệ sinh đồ chơi và vật dụng trong phòng hằng tuần, tránh nóng, lạnh, khô,không dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, giảm stress, tránh tiếp xúc lông chó mèo, các loại thức ăn gây dị ứng.

Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học...

Trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thể được cho sử dụng thuốc thoa kháng viêm chứa corticosteroid hay tacrolimus, uống thuốc kháng histamin giảm ngứa, kháng sinh thoa hoặc uống để điều trị nhiễm trùng nếu có. Người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng kết hợp duy trì kem dưỡng ẩm giúp phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ và độ ẩm của da trong thời gian dài.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới