Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi
Bác sĩ Trần Thị Hoàng Mai, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết lưỡi là một cơ quan phức tạp liên quan đến chức năng phát âm, nhai, nuốt cũng như vị giác. Khoang miệng cùng với lưỡi là vị trí dễ xảy ra các tổn thương do tân sinh (tế bào phát triển bất thường), các tình trạng phản ứng, nhiễm trùng và là dấu hiệu của bệnh toàn thân.
"Các tổn thương màu trắng và đỏ là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý thường gặp ở lưỡi", bác sĩ Mai nói.
Viêm lưỡi: Là chỉ tình trạng lưỡi đỏ, nhẵn và đau. Tuy nhiên, không phải lúc nào ba dấu hiệu này cũng xuất hiện cùng lúc. Viêm lưỡi có thể do tình trạng tại chỗ của lưỡi như nhiễm nấm (viêm lưỡi giữa hình thoi, nhiễm nấm Candida dạng teo) hoặc một số tình trạng toàn thân, như thiếu máu, thiếu vitamin nhóm B (đặc biệt là B12).
Viêm lưỡi do thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu ác tính (pernicious anaemia): Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân chính của viêm lưỡi. Lưỡi thường teo, nhẵn, đỏ, thường xảy ra ở nữ. Thiếu máu, thiếu sắt là phổ biến với biểu hiện sớm là teo gai chỉ và gai nấm.
Teo lưỡi có thể bắt đầu ở đầu lưỡi và bờ lưỡi, sau lan rộng toàn bộ bề mặt lưỡi. Ngoài ra, bệnh nhân có thêm triệu chứng da khô, tóc xơ xác, chẻ ngọn, dễ gãy; móng tay chân lõm, có sọc. Xét nghiệm máu cũng cho thấy rõ tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Viêm lưỡi giữa hình thoi: Đây là dạng đặc biệt của nhiễm nấm Candida, đặc trưng bởi mảng teo đỏ ngay đường giữa lưỡi, ở chỗ nối hai phần ba trước và mộ phần ba sau lưỡi. Viêm lưỡi giữa hình thoi gặp ở người lớn và thường không có triệu chứng, số ít cảm thấy đau hoặc loét lưỡi.
Viêm lưỡi giữa hình thoi biểu hiện là vùng có nhú đỏ hoặc hồng, có khi trắng. Các tổn thương thường phẳng và hơi lõm. Trong một số trường hợp có nốt sần và tăng sản biểu mô. Bệnh có thể điều trị với thuốc kháng nấm tại chỗ.
Lưỡi bản đồ (viêm lưỡi di cư lành tính): Đặc trưng bởi sự mất biểu mô là gai chỉ, một số trường hợp bệnh chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện là các vùng máu đỏ không đều được bao quanh bởi các dải gai chỉ màu trắng hơi nhô. Màu đỏ thể hiện sự teo các gai chỉ. Đa số bệnh nhân không triệu chứng. Tuy nhiên một số trường hợp có cảm giác đau, nóng rát, nhạy cảm với thức ăn, giảm vị giác tại vùng teo gai chỉ.
Các tổn thương ở lưỡi rất đa dạng, có thể ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng cuộc sống. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người vệ sinh răng miệng và bề mặt lưỡi thật kỹ hàng ngày để phát hiện sớm các bất thường của lưỡi. Nếu có bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện khám để được điều trị sớm nhất.
Thư Anh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?