Cà Mau triển khai tiêm mũi 3 và tiêm nhắc lại cho người dân

Chiều 15/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết, vừa có văn bản đề xuất Bộ Y tế cấp bổ sung thêm vaccine để tỉnh triển khai tiêm mũi tăng cường (mũi 3) và tiêm nhắc lại cho người dân trong tỉnh.
Trong ngày 15/12, Cà Mau tiêm tăng cường mũi 3 cho khoảng 70.000 người.
Trong ngày 15/12, Cà Mau tiêm tăng cường mũi 3 cho khoảng 70.000 người.

 

Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh Cà Mau ban hành, việc tiêm tăng cường mũi 3 và tiêm nhắc lại sẽ triển khai trong tháng 12/2021 và trong năm 2022, với độ bao phủ hơn 95% người từ 12 tuổi trở lên với khoảng 894.000 người (786.000 người từ 18 tuổi trở lên; 108.000 người từ 12-17 tuổi). Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Chiến dịch tiêm chủng đợt này ở Cà Mau sẽ triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm lớn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau; Bệnh viện Đa khoa Cà Mau; Bệnh viện Sản - Nhi; Bệnh viện Quân dân Y; Bệnh viện Công an tỉnh; Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải; các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên toàn tỉnh. Tùy theo tiến độ phân bổ vaccine từ Bộ Y tế, ngành chức năng Cà Mau sẽ tổ chức tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.

Cụ thể, đối với tăng cường mũi 3, Cà Mau ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) nhưng có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng, như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Khoảng cách tiêm mũi 3 cách mũi tiêm cơ bản gần nhất phải bảo đảm tối thiểu 28 ngày.

Đối với tiêm liều nhắc lại, Cà Mau ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19; người ở các cơ quan trọng yếu; người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế... Khoảng cách tiêm nhắc lại ít nhất 6 tháng kể từ mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc mũi tăng cường.

Để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu tiến hành khám sàng lọc chủ động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị. Các bệnh viện và trung tâm y tế có giường bệnh tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là tại những khu vực đi lại khó khăn, ít nhất 1 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Người đến tiêm chủng phải thực hiện nghiêm 5K, giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch…

Tin, ảnh: HỮU TÙNG

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới