Các dấu hiệu chuyển nặng F0 cách ly tại nhà cần lưu ý
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), trong ngày 26/7, có thêm 1.955 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi TP có dịch đến nay là 16.659.
HCDC cho biết, hiện nay TP đang áp dụng cách ly F0 tại nhà sau khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại khu cách ly tập trung hoặc các bệnh viện dã chiến về thời gian cách ly điều trị, kết quả xét nghiệm, nồng độ virus cũng như điều kiện cơ sở vật chất, nơi ở.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết, trong những ngày tới, mỗi ngày TP sẽ có khoảng 1.000 F0 được xuất viện. Theo đó, F0 không có triệu chứng lâm sàng sẽ cách ly 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với tải lượng virus thấp (giá trị CT >=30). Với F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng, ngành y tế xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm PCR có giá trị CT>=30 và hội đủ điều kiện theo quy định của ngành y tế.
"Người bệnh lúc này có thể có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có chỉ số nồng độ virus thấp nên khả năng lây cho gia đình không cao", đại diện HCDC chia sẻ.
Theo ThS. BS. Calvin Q Trịnh, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, khi cách ly tại nhà, các F0 cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tự thực hiện hiện các bài tập thở và đảm bảo không để nhiễm bệnh cho người trong gia đình. Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi các dấu hiệu có thể chuyển nặng sau:
+ Khó thở, thở gấp.
+ Đau dai dẳng hoặc tăng áp lực trong ngực.
+ Triệu chứng lú lẫn, lẫn lộn mới.
+ Không có khả năng ý thức hoặc tỉnh táo.
+ Da, môi hoặc móng tay màu tái, nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da.
Bác sĩ Trịnh Anh khuyến cáo, khi có một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu kịp. Người bệnh không nên chủ quan, để chậm trễ, vì bệnh có thể chuyển nặng rất nhanh.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh cần phải tuân thủ:
Thứ nhất, không được ra khỏi nhà trong suốt thời gian giám sát y tế.
Thứ hai, F0 tuyệt đối thực hiện giữ khoảng cách trên 2m với người khác, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn nếu phải tiếp xúc trực tiếp với người nhà.
Nếu trong phòng chỉ có một mình, F0 không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Tình trạng bệnh đã ổn định nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe. Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày. Nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.
Thứ ba, để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, F0 cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ tại phòng.
Thứ tư, cần bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Ăn sạch, uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.
Thứ năm, phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.
Thứ sáu, nhân viên y tế sẽ liên hệ với F0 để lấy mẫu xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.
Thứ bảy, khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi tổng đài "1022" để được hỗ trợ.
Thứ tám, khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy cập wesbite của HCDC.
Tú Anh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh