Cảm cúm và cảm lạnh thông thường: Triệu chứng và cách điều trị
Làm thế nào để phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm?
Cảm cúm và cảm lạnh thông thường là các bệnh về đường hô hấp do các loại siêu vi khuẩn khác nhau gây ra. Có hàng trăm loại virus cảm lạnh có thể gây cảm lạnh bất kỳ lúc nào trong năm. Có ít virus cúm hơn. Hai loại chính là cúm A và B.
Mặc dù cảm cúm là bệnh phổ biến nhất trong mùa cúm, kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 5, nhưng nó vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Thật không may, cảm cúm và cảm lạnh không thể được phân biệt một cách đáng tin cậy bằng các triệu chứng hoặc thời gian trong năm.
Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Các biến chứng của bệnh cúm và cảm lạnh bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai. Dấu hiệu của các biến chứng này bao gồm sốt dai dẳng (hơn 101 độ F trong hơn ba hoặc bốn ngày ở người lớn), đau đớn, ho dai dẳng (kéo dài hơn ba tuần), tắc nghẽn liên tục và đau đầu (kéo dài hơn một tuần). Những người có vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như béo phì, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim, có thể có thêm các biến chứng.
Những người có nguy cơ phát triển các biến chứng cao nên gặp bác sĩ nếu họ có các triệu chứng giống như cảm cúm. Mặc dù không có cách chữa cúm, bác sĩ có thể kê toa oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Những thuốc kháng virus này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian của bệnh cúm, do đó làm giảm khả năng biến chứng. Các loại thuốc này có hiệu quả nhất nếu dùng trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có các triệu chứng cúm.
Nếu các biến chứng đã xuất hiện, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung, chẳng hạn như thuốc kháng sinh hoặc đề nghị nhập viện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) liệt kê các nhóm sau có nguy cơ phát triển các biến chứng cao:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
- Người lớn từ 65 tuổi trở lên
- Phụ nữ mang thai
- Người Mỹ bản xứ và người bản địa Alaska
- Những người có bệnh mãn tính
Nếu bác sĩ kê toa thuốc để điều trị cúm, điều quan trọng là phải dùng thuốc kịp thời và đúng cách. Hãy dành thời gian để nói chuyện với bác sĩ về cách uống thuốc và những gì cần lưu ý. Khi điều trị cảm cúm, hoặc sau khi đi khám bác sĩ, các triệu chứng sẽ bắt đầu rõ ràng trong vòng một tuần. Nếu không, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
CDC liệt kê các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp cần theo dõi để yêu cầu sự chăm sóc y tế ngay lập tức, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp
Ở trẻ em:
- Thở nhanh hoặc khó thở
- Màu da hơi xanh tái
- Không uống đủ nước
- Không thức dậy hoặc không có phản ứng tương tác với xung quanh
- Dễ cáu kỉnh (thậm chí là không muốn được bế)
- Các triệu chứng giống như cảm cúm có cải thiện tốt hơn nhưng sau đó trở lại với sốt và ho nặng hơn
- Sốt có phát ban
Ngoài các dấu hiệu trên, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức cho trẻ sơ sinh có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Không thể ăn
- Khó thở
- Khóc nhưng không có nước mắt
- Ít tã ướt hơn bình thường
- Trẻ hơn 2 tháng với sốt từ 100,4 độ F trở lên
- Từ 3 đến 6 tháng tuổi sốt 103 độ F hoặc cao hơn
- Lớn hơn 6 tháng với sốt 104 độ F hoặc cao hơn
Ở người trưởng thành:
- Khó thở hoặc thở dồn dập, thở ngắn
- Đau hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng
- Chóng mặt đột ngột
- Lo lắng, bất an
- Ói mửa nặng hoặc dai dẳng
- Các triệu chứng giống như cảm cúm có cải thiện tốt hơn nhưng sau đó trở lại với sốt và ho nặng hơn
Khi nào thì nên điều trị bệnh ở nhà?
Nếu bạn không thuộc một trong những nhóm nguy cơ cao bị biến chứng, bạn không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào, bạn cũng đủ khả năng để chăm sóc các nhu cầu cơ bản của bạn, và nếu các triệu chứng khá nhẹ, bạn có thể điều trị cúm hoặc cảm lạnh ở nhà. Nếu bạn không chắc chắn, hãy nói chuyện với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên.
Tự chăm sóc cảm lạnh và cảm cúm
Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước là điều đầu tiên bạn nên chú ý để tăng tốc độ phục hồi của cơ thể. Tốt nhất là nên tránh đồ uống có chứa caffein và rượu, thay vào đó hãy tập trung vào nước, nước trái cây và súp. Nằm nghỉ ở trên giường, giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình ở mức tối thiểu, và không đi ra ngoài đường trừ khi thật cần thiết. Người chăm sóc bạn cũng nên giữ liên lạc ở mức tối thiểu và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
Hãy nhớ rằng trong ba ngày đầu tiên mà bạn có triệu chứng cảm lạnh, bạn sẽ dễ bị lây lan. Với bệnh cúm, bạn sẽ bị lây nhiễm một ngày trước khi các triệu chứng phát triển và từ năm đến bảy ngày sau khi bị bệnh. Ở nhà trong ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt, trừ khi được chăm sóc y tế.
Hầu hết các triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc không kê toa và trở nên cải thiện hơn sau giấc ngủ. Một lần nữa, chú ý nói chuyện với dược sĩ khi mua thuốc về cách uống thuốc, đọc hướng dẫn sử dụng và liều dùng mỗi lần. Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nên uống thuốc ho hoặc cảm lạnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ em dưới 19 tuổi không nên dùng aspirin.
Làm thế nào để tránh bị cúm hoặc cảm lạnh?
Vệ sinh cá nhân tốt là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật. Chạm vào mặt, miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với virus sẽ giúp virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ho và hắt hơi sẽ đẩy virus ra không khí và dễ lây lan.
Sử dụng khăn giấy, che miệng bằng mí khuỷu tay của bạn, hoặc thậm chí sử dụng mặt nạ cũng có thể làm giảm sự lây lan của virus. Việc chủng ngừa cúm là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng chống lại virus.
Nguồn: Pharmacy Time
DS Trâm Anh - Tạp chí Dược Mỹ phẩm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh