Cần làm gì để giảm nhiệt miệng?
Hỏi:
Mặc dù tôi khá lưu ý trong việc ăn, uống đồ mát nhưng rất thường nhiệt miệng, rất khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn làm sao để giảm nhiệt miệng.
Nguyễn Thị Hồng (Bắc Ninh)
Trả lời:
Bệnh nhiệt miệng không phải là bệnh nghiêm trọng, thường thì sau 1 - 2 tuần, các vết loét sẽ tự hết mà không cần sử dụng thuốc và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong quá trình xuất hiện nhiệt miệng sẽ gây đau đớn và nhiều bất tiện. Người bệnh có thể tự điều trị cho chính mình bằng những biện pháp an toàn hơn, như súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt. Trong trường hợp sau 2 tuần vết loét vẫn không thuyên giảm, bạn cần đi tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Bên cạnh đó, lưu ý chế độ ăn uống cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước. Tăng cường sử dụng các loại nước ép rau củ tự nhiên, nhất là nước ép rau má, cà chua, củ cải trắng... Cẩn thận với các loại thực phẩm cay nóng, các loại đồ nướng hoặc đồ chua. Không quá lạm dụng các loại thực phẩm này để hạn chế các tổn thương vùng miệng gây loét miệng, đồng thời cũng là cách để bạn bảo vệ dạ dày, đại tràng.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, nên ăn các loại như cà chua, rau má, rau diếp cá, rau ngót, trứng lộn và các loại thịt mát như thịt vịt, sữa chua...
BS. Trần Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh