Chữa gàu da đầu

Gàu do các tế bào lớp sừng da đầu thay thế và bong nhiều bất thường, nguyên nhân là bệnh vảy nến, viêm da, nấm da, dầu gội không hợp...

Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược, TP HCM, cho biết người bình thường, các tế bào lớp sừng của da đầu được thay thế và bong ra dần với số lượng ít, rời rạc trong khoảng một tháng. Ở một số người, chu kỳ thay thế tế bào sừng nhanh bất thường, làm cho các tế bào ở da đầu trưởng thành, bong tróc thành từng mảng lớn sớm hơn, trong vòng 2-7 ngày, gây nên gàu.

Nguyên nhân gây gàu có thể do sự tăng tiết nhờn cùng với sự hiện diện của nấm men malassezia furfur trên da đầu người có cơ địa mẫn cảm. Cơ địa tăng tiết mồ hôi, dị ứng với hóa chất với sản phẩm chăm sóc tóc, ăn thức ăn chứa nhiều đường và nấm men hay lối sống stress, căng thẳng cũng làm nặng hơn tình trạng gàu.

Ngoài ra, da đầu bị ngứa có thể do bệnh lý khiến đầu bị ngứa và tróc vảy như vảy nến, viêm da, nấm da đầu.

Biểu hiện bệnh vảy nến là mảng da dày, vảy to và dễ tróc. Viêm da tiếp xúc là các mảng da đỏ, phân giới rõ ràng, có thể có hoặc không có vảy da, đặc biệt nếu gần đây bạn thử một loại dầu gội hoặc thuốc bôi da mới.

Viêm da tiết bã khiến vảy mỏng mịn, rải rác và có màu trắng đục hơi ngả màu vàng bã, kích ứng da đỏ, nhiều mảng xơ phẳng hoặc teo lõm ở trung tâm, có các nang lông bị bịt kín bởi các nút sừng do lupus dạng đĩa.

Một số bệnh khác như nấm da đầu gây kích ứng và đỏ, dát đen do dày sừng hay ngứa da đầu theo mùa. Tình Gàu thường xảy ra khi da đầu khô, độ ẩm giảm, do sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, thuốc uống, rối loạn chuyển hóa hoặc vệ sinh kém... Đôi khi đội mũ bảo hiểm, kẹp tóc, mũ thể thao... tiếp xúc gây bít tắt kéo dài.

Để điều trị gàu, bạn có thể sử dụng các liệu pháp từ thiên nhiên như trà xanh, cỏ xạ hương. Trà xanh tẩy tế bào chết cho da một cách tự nhiên mà không làm mất nước trên bề mặt.

Cách làm là lấy một cốc nước nóng và ngâm hai túi trà khoảng 20 phút hoặc để qua đêm. Sau khi nước nguội, xoa bóp vào da đầu. Cách khác là đun sôi một ít cỏ xạ hương với hai cốc nước trong 10 phút, để nguội rồi đổ một nửa lên tóc ẩm, xoa bóp, không rửa sạch. Sử dụng phần còn lại vào hôm sau.

Sử dụng kết hợp dầu gội có chứa selen sulfua, kẽm pyrithione, ciclopirox, ketoconazole, nhựa than đá. Duy trì cách này hai đến ba tuần cho đến khi hết gàu. Xoa dầu gội trên toàn bộ da đầu và tóc, giữ trong 5-10 phút trước khi xả sạch.

Sau khi hết gàu, nên dùng duy trì các dầu gội trị gàu trên hai đến ba lần một tuần. Hạn chế dùng quá nhiều hóa chất chăm sóc tóc, không đổi quá nhiều dầu gội. Tránh đội nón chật trong thời gian dài.

Duy trì chế độ ăn uống đủ đạm, vitamin và các yếu tố vi lượng, tránh để cơ thể stress, căng thẳng.

Trường hợp da đầu tiếp tục ngứa và tróc vảy, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hỗ trợ hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS

Hỗ trợ hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS

Phòng bệnh - 18/03/2024

Hỗ trợ hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS

Lây nhiễm thủy đậu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường trở nặng

Lây nhiễm thủy đậu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường trở nặng

Phòng bệnh - 13/03/2024

Lây nhiễm thủy đậu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường trở nặng

Cấp cứu ngoại viện mang hy vọng sống cho người bệnh

Cấp cứu ngoại viện mang hy vọng sống cho người bệnh

Phòng bệnh - 10/03/2024

Cấp cứu ngoại viện mang hy vọng sống cho người bệnh

Sản phụ đau quặn bụng có nguy hiểm?

Sản phụ đau quặn bụng có nguy hiểm?

Phòng bệnh - 10/03/2024

Sản phụ đau quặn bụng có nguy hiểm?

Biện pháp giúp trẻ em giảm nhiễm trùng hô hấp cấp tính

Biện pháp giúp trẻ em giảm nhiễm trùng hô hấp cấp tính

Phòng bệnh - 06/03/2024

Biện pháp giúp trẻ em giảm nhiễm trùng hô hấp cấp tính

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới