Chuyên gia phân tích nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Sáng 3/10, PGS, TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xác nhận thành phố đã ghi nhận 1 ca bệnh mắc đậu mùa khỉ. Sở Y tế thành phố đang phối hợp các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Người dân không nên quá lo lắng
Từ tháng 5/2022, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo ghi nhận ca bệnh tại một số khu vực châu Âu (chùm ca bệnh đầu tiên ghi nhận tại Anh). Đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại các nước ngoài khu vực châu Phi.
Hiện dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng, lãnh thổ ghi nhận ca bệnh.
Ngay khi có thông tin về ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ, người dân không cần quá hoang mang, lo lắng về căn bệnh này.
Theo các báo cáo, bệnh đậu mùa khỉ đa phần lây lan qua đường tình dục và ở nhóm có quan hệ đồng tính lưỡng giới.
Do đó, ông Phu cho rằng, tại Việt Nam, cơ quan giám sát dịch tễ cần phải xem xét ca bệnh nhập cảnh hay trong nước, có liên quan tới người nhập cảnh hay không.
Vị này nhấn mạnh bệnh đậu mùa khỉ chỉ lây lan ở diện hẹp, nếu chúng ta xử lý tốt các ổ dịch sẽ không có chuyện bùng phát trên diện rộng. Bên cạnh đó, người dân cũng không nên lơ là chủ quan, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ chỉ lây lan ở diện hẹp, nếu chúng ta xử lý tốt các ổ dịch sẽ không có chuyện bùng phát trên diện rộng.
PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Trong công tác phòng dịch, cần tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu. Trong nước, tại các cơ sở y tế có ca bệnh nghi ngờ cần xét nghiệm và xử lý ổ dịch.
Đối với người dân khi có triệu chứng cần tới cơ sở y tế thăm khám sớm, đặc biệt là người có tiền sử đi từ vùng dịch về, có quan hệ không an toàn với người nghi ngờ mắc bệnh…
PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, bệnh đậu mùa khỉ không lây lan quá nhiều cho nên người dân cũng không nên quá hoang mang.
Vị này nhấn mạnh, đối với người có nguy cơ cao (chấp nhận quan hệ tình dục với người lạ, người nước ngoài, quan hệ với nhiều người) thì cơ quan chuyên môn nên kêu gọi họ cùng hợp tác tham gia phòng, chống bệnh.
Việt Nam chủ động ứng phó với bệnh đầu mùa khỉ
Ngay khi có thông tin về sự lan rộng của ca bệnh đậu mùa khỉ tại một số quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch đậu mùa khỉ tại Việt Nam.
Tháng 5/2022 (thời điểm ghi nhận sự gia tăng nhanh những ca bệnh tại châu Âu), Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về tăng cường giám sát bệnh đậu mùa khỉ; chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương theo dõi, giám sát, xử lý các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, chuẩn bị sẵn sàng sinh phẩm xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, xác định ca bệnh.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng, hoàn thiện Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ; liên hệ với các tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan để chuẩn bị sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm.
Đối với công tác điều trị, ngày 29/7 đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người. Ngày 22/8, Bộ Y tế đã ban hành quyết định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ và Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng, hoàn thiện Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ; liên hệ với các tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan để chuẩn bị sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm.
Trong kịch bản ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, ở tình huống thứ 2 khi có trường hợp bệnh xâm nhập, các cơ sở y tế chủ động tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; Cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở;…
Trong tình huống dịch lan rộng, ngành y tế sẽ mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; Sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết; Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là phát ban trên da, có thể tự khỏi sau 2-4 tuần nếu hệ miễn dịch tốt và triệu chứng nhẹ.
Theo chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ sẽ diễn biến qua nhiều giai đoạn.
Ở giai đoạn ủ bệnh: Từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
Ở giai đoạn khởi phát: Từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Virus có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát sẽ có sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày.
Ở giai đoạn hồi phục, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Ở thể nhẹ, bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi trong vòng từ 2 đến 4 tuần. Bệnh đậu mùa khỉ thể nặng thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
- Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
- Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine: Sử dụng vaccine để phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị: Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, có thể và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh