Dày sừng nang lông là bệnh gì?

Bệnh khởi phát ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều từ 6 đến 20 tuổi, đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sần nhô lên khỏi mặt da, khiến da thô ráp, sần sùi.

Bác sĩ Thạch Văn Toàn, Khoa da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết dày sừng nang lông là một tình trạng da khá phổ biến, vô hại, gây ra bởi các mảng khô, thô ráp và sẩn sừng nhỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Các vết sưng thường không đau hoặc ngứa nhưng mất thẩm mỹ, khó phòng ngừa.

Bệnh kéo dài quanh năm, dai dẳng và ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở độ từ 6 đến 20 tuổi, nhất là tuổi dậy thì, đến tuổi ngoài 30 bệnh giảm hoặc tự mất.

Theo bác sĩ, bệnh không gây tác hại, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng bong tróc có thể thấy có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều, sợi lông sẽ mọc lên được. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Bệnh thường gặp vào mùa đông, khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tụ cầu vàng, nấm hoặc dinh dưỡng kém, tuổi tác, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất... Ngoài ra, những rối loạn di truyền hay từ các loại bệnh da khác như viêm da cơ địa dẫn đến ngứa, viêm nang lông dày sừng.

null

Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Để cải thiện sự xuất hiện của dày sừng, bạn nên dưỡng ẩm và chăm sóc da thường xuyên hoặc đến gặp bác sĩ để kê toa kem bôi.

Nên dùng kem loại bỏ tế bào da chết, nhất là kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê, giúp giữ ẩm và làm mềm da.

Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm nước nóng, tối ưu là 10 phút hoặc ít hơn. Sử dụng xà phòng nhẹ, tự nhiên, không độc để làm sạch các khu vực nhạy cảm mà không gây kích ứng da và thậm chí gây đỏ và tích tụ nhiều hơn.

Nên dưỡng ẩm sau khi tắm bằng kem có chứa lanolin (Lansinoh, Medela), thạch dầu hỏa (Vaseline) hoặc glycerin (Glysolid). Sử dụng máy tạo ẩm di động hoặc cố định trong phòng sẽ tăng thêm độ ẩm không khí, giúp da mềm mại, không bị khô.

Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng muối biển. Trộn 2 muỗng cà phê muối biển với bốn muỗng cà phê mật ong, thoa đều và chà xát nhẹ nhàng vào da, sau đó giữ yên trong 15 phút và rửa sạch với nước ấm.

Tăng cường thực phẩm kháng viêm, nhất là nhóm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần cho sự phát triển tế bào da, chữa lành tổn thương và hydrat hóa da. Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3, uống nhiều nước trong cả ngày để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, tăng ẩm cho da và cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin "vaccine AstraZeneca COVID-19 gây đông máu"

Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin "vaccine AstraZeneca COVID-19 gây đông máu"

Phòng bệnh - 04/05/2024

Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin "vaccine AstraZeneca COVID-19 gây đông máu"

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới