Đối tượng nào nên trì hoãn tiêm chủng?

Theo Nhân dân 09:03 17/08/2021 - Phòng bệnh
GS, TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam giải đáp, trong hướng dẫn khám, sàng lọc tiêm chủng, có ba đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19.

null

Câu hỏi:

Đối tượng nào nên trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và đối tượng nào chống chỉ định với vaccine Covid-19? 

Trả lời: 

GS, TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam:

Để an toàn khi tiêm vaccine, việc khám sàng lọc là bước rất quan trọng. Khám sàng lọc có mục đích phân loại các đối tượng trong tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Lợi ích của vaccine Covid-19 trong phòng bệnh là quá rõ ràng. Tuy nhiên, một số đối tượng sau nên trì hoãn tiêm chủng:

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng;

- Đang mắc bệnh cấp tính;

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Đối tượng chống chỉ định với vaccine Covid-19

- Người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 cùng loại (lần trước);

- Người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Việc tiêm chủng sẽ chỉ được thực hiện cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng. Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

Nhân viên y tế cần chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì.

Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích, nếu đồng ý tiêm chủng, cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính;

- Mất tri giác, mất năng lực hành vi;

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5 độ C và >37,5 độ C; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); Nhịp thở > 25 lần/phút.

PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Phòng bệnh - 27/12/2024

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới