Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi nước rút cũng là thời điểm nguy cơ dịch bệnh tăng lên, đe dọa sức khỏe cộng đồng.
 

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ

Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng - nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ.

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Đoàn Bệnh viện Việt Đức đến hỗ trợ y tế các bệnh viện ở Lào Cai.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, đoàn mang theo 100 đơn vị máu của tập thể y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Việt Đức hiến tặng và 300 triệu đồng hỗ trợ khẩn cấp cho bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp thăm khám cho người bệnh, phân loại thương tổn, chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn để giúp bệnh nhân có thể vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, nơi đang điều trị cho nhiều bệnh nhân sống sót khi bị lũ nhấn chìm, vùi lấp trong vụ sạt lở thôn Làng Nủ, PGS. TS Nguyễn Mạnh Khánh và các bác sĩ đã hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân.

Còn tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức cũng đã trực tiếp tham gia hội chẩn, thăm khám cho người bệnh.

Trong trận mưa lũ sau cơn bão số 3, hai bệnh viện tuyến huyện này đều bị thiệt hại nặng nề về tài sản, trang thiết bị máy móc, thuốc men. Đến nay, nhân viên hai bệnh viện vẫn đang dọn dẹp bùn đất, khắc phục trang thiết bị hỏng hóc.

Những ngày qua, cũng có rất nhiều nhân viên y tế, bác sĩ từ khắp nơi trên cả nước đã tới những địa phương chịu thiệt hại lớn do bão số 3 gây ra, đồng hành cùng các đồng nghiệp khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngoài hỗ trợ chuyên môn, số lượng lớn thuốc men cũng đã được mang theo để hỗ trợ người dân.

Trong sáng 15/9, hơn 16 nghìn túi thuốc gia đình do các bệnh viện tại TP.HCM đóng góp đã được vận chuyển bằng đường hàng không và kịp thời chuyển đến Sở Y tế các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Thái Bình. Dự kiến, TP.HCM sẽ đóng gói 30.000 túi thuốc gia đình để hỗ trợ cho đồng bào vùng lũ.

Với mỗi một tỉnh bị ảnh hưởng của bão số 3, Sở Y tế TP.HCM phân công 4-5 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa cùng chung sức hỗ trợ.

Nguy cơ gia tăng dịch bệnh

Theo ông Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sau bão lũ, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường. Cùng đó, người dân thiếu nước sạch sinh hoạt, sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh.

"Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, da liễu, đau mắt đỏ, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…", ông Tâm cho hay.

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), cơn bão số 3 (Yagi) đã qua đi nhưng nguy cơ dịch bệnh là hiện hữu, do nước bị ô nhiễm và không có đủ nước sạch; nhiều người dân căng thẳng, mệt mỏi, ăn ngủ không điều độ, giảm sức đề kháng.

Để phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ, BS Huy Hoàng khuyến cáo người dân cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sau đó chuẩn bị nguồn nước sạch, thau rửa các bể nước, giếng nước theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cùng với đó, cần phòng chống các bệnh về rối loạn đường tiêu hóa bằng cách ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với nước bẩn.

Nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ về chuyên môn đối với các địa phương trong vùng chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt như tổ chức khám chữa bệnh, cấp cứu cho các nạn nhân; phục hồi hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế các vùng lũ, vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, tập trung phân loại người bị nạn để ưu tiên trong công tác cấp cứu đối với tình huống khẩn cấp, phân luồng người bệnh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế tiếp tục lưu ý các địa phương tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút; xây dựng các phương án phòng chống dịch sau mưa lũ.

Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các địa phương giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại khu vực bão lụt, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt.

"Với những dịch bệnh có thể bùng phát sau bão lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương, lực lượng y tế dự phòng cấp phát thuốc thiết yếu như thuốc nhỏ mắt phòng đau mắt đỏ, thuốc tiêu chảy, sát trùng, băng bông cá nhân, thuốc hạ sốt…", ông Tuyên nói.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu lưu ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa miễn phí cho người bị thương do bão số 3 và mưa lũ.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/gap-rut-phong-dich-benh-sau-bao-lu-192240917004117642.htm

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Phòng bệnh - 11/10/2024

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Phòng bệnh - 08/10/2024

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Phòng bệnh - 04/10/2024

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới