Giữa mùa dịch mẹ bầu cần lưu ý tránh nhiễm "đúp" cúm A, sốt xuất huyết
Bà bầu bất ngờ vừa mắc sốt xuất huyết và cúm A
Sau 2 ngày sốt, đau rát họng, khàn tiếng, chị N.T.P. (27 tuổi, ở Hưng Yên) tìm đến BV ĐK Medltaec thăm khám. Chị P. cho biết: “Ở cơ quan có đồng nghiệp bị nhiễm cúm A, mình lại đang mang thai nên tôi khá lo lắng.
Trước khi khám 2 ngày tôi có biểu hiện sốt nóng, nhiệt độ cao nhất 38 độ C, ho khan, đau rát họng, khàn tiếng, chảy nước mũi... nên nghĩ lây từ đồng nghiệp".
Để tìm nguyên nhân chính xác, chị P. được chỉ định làm xét nghiệm, kết quả chị P. vừa mắc sốt xuất huyết vừa cúm A.
ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hương, Chuyên khoa Truyền nhiễm, BVĐK Mdelatec cơ sở 3 chia sẻ: “Do khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn, rất dễ bị tấn công bởi các virus. Trường hợp của chị P. đồng nhiễm hai bệnh truyền nhiễm trên thai phụ là rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ, biến chứng ở cả mẹ và thai nhi như gây dị tật thai nhi, sảy thai, chết lưu, sinh non hoặc nguy cơ tiền sản giật. Nhưng rất may mắn trường hợp của chị P. đi khám sớm nên được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng khôn lường xảy ra”.
Những lưu ý cho mẹ bầu giữa mùa dịch
BS. Hương khuyến cáo, trong giai đoạn hiện nay, trước sự bùng phát và diễn biến khó lường của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như cúm A/B, sốt xuất huyết, Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ với những triệu chứng dễ khiến người dân nhầm lẫn và chủ quan.
Do vậy, mọi người khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, đặc biệt sống trong vùng dịch tễ cần đi khám sớm, nhất là những đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng như người già, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Theo BS. Hương, để hành trình mang thai an toàn, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, các mẹ bầu cần mang khẩu trang, vệ sinh bàn tay, tuân thủ các biện pháp phòng dịch và tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn dễ tiêu và tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, chảy máu, đau bụng, mệt mỏi... thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời; Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.
Theo dõi sát nhiệt độ, vì sốt có thể gây ảnh hưởng khôn lường cho thai. Nếu sốt trên 38 độ C, mẹ bầu cần hạ sốt bằng chườm ấm, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung nước và tăng cường các loại nước trái cây (nước chanh, cam, bưởi, dưa hấu...), mặc quần áo rộng/ mỏng.
Để tránh bệnh sốt xuất huyết cần mắc màn khi ngủ, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ nhằm không cho muỗi vằn phát triển, tránh đến nơi có người mắc để hạn chế lây nhiễm.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?