Một trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo nóng
Ngày 28/2, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, dịch bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành trên cả nước và diễn biến phức tạp.
Do đó, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Y tế khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, phải khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân để sớm xác định nguồn lây nhiễm.
Cùng với đó, kịp thời xử lý ổ dịch để không lây lan ra cộng đồng; tổ chức cách ly, điều trị theo quy định nhằm hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
"Tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán và tập huấn cho các bộ y tế… về phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cũng như tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân", Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã báo cáo về trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ là bệnh nhân C.V.B (36 tuổi, ngụ xã Định Bình, thành phố Cà Mau).
Cụ thể, ngày 19/2, bệnh nhân B xuất hiện các triệu chứng đau rát vùng quy đầu dương vật và một số mụn mủ nên đến phòng khám tư nhân để điều trị.
Sau ba ngày uống thuốc, bệnh tình không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều bóng mủ tại bàn tay, cánh tay… nên B đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khám bệnh.
Tại đây, bệnh nhân được tư vấn đến Bệnh viện Da liễu Cần Thơ để thăm khám và điều trị. Sau đó, B được chẩn đoán nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Về dịch tễ, gia đình bệnh nhân này có 5 người, gồm: cha, mẹ (mới đi nước ngoài về) và hai người em đang sinh sống tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Trước đó, B từng nhậu với D ở cạnh nhà và một số người đi làm từ địa phương khác trở về.
Ngay sau đó, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẩn trương phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành truy vết và giám sát người tiếp xúc gần.
Đồng thời, khử khuẩn tại vực nhà ở của người bệnh nhân ở xã Định Bình và gia đình ở xã Nguyễn Phích.
Trường hợp được xem là nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ là: Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ nhưng không giải thích được; có một hoặc các triệu chứng như: đau đầu, sốt trên 38,5 độ C, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi...
Đặc biệt, trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với ca bệnh hoặc ca bệnh nghi ngờ (thông qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cá nhân của người bệnh...
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh