Nếu đổ mồ hôi ở 3 vị trí này chứng tỏ cơ thể đang có vấn đề, đừng nghĩ là do quá nóng
Thân nhiệt của người bình thường cần được duy trì ở trạng thái cân bằng, nếu chịu tác động của nhiệt độ cao bên ngoài, cơ thể sẽ kiểm soát bằng cách bài tiết mồ hôi. Điều này có thể giúp ngăn chặn tình trạng thân nhiệt tăng cao bất thường gây bệnh.
Trong quá trình điều hòa thân nhiệt, việc đổ mồ hôi là chuyện bình thường. Trong cuộc sống hằng ngày, sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể sẽ sinh ra nhiều nhiệt, tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh. Ngoài ra, người bị căng thẳng tinh thần hoặc khi xúc động cũng sẽ tiết ra mồ hôi.
Việc đổ mồ hôi quá phổ biến nên không ít người có xu hướng bỏ qua một số vị trí đổ mồ hôi bất thường. Nhưng nếu đổ mồ hôi ở 3 vị trí sau (nếu không phải do quá nóng) thì bạn không được chủ quan.
1. Đổ mồ hôi ở đầu
Đầu đổ mồ hôi là tình trạng rất phổ biến, thông thường là do vận động nhiều. Trong trường hợp nếu không phải là do vận động, rất có thể là do một bệnh nào đó gây ra, cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Nhìn chung, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do 2 vấn đề:
- Một là vì tỳ vị yếu, dạ dày hoạt động quá mức, tiểu tiện không thông, kèm theo đó là đầu lưỡi nhờn và có màu vàng. Trong trường hợp này không nên ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế muối.
- Hai là do thức ăn tích tụ trong bụng quá lâu gây ra tình trạng chướng bụng, khiến mặt và đầu tiết ra mồ hôi. Cách tốt nhất là nên ăn khoảng 70% mỗi bữa, chia nhỏ ra thành nhiều bữa. Việc tập thể dục, chú ý chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc có thể giúp làm giảm bớt tình trạng này.
2. Đổ mồ hôi nửa người
Đây là tình trạng rất nguy hiểm và cần được chú ý nhiều nhất. Khi đổ mồ hôi nửa người, bên trái hoặc phải, trên hoặc dưới, có thể là do 2 nguyên nhân:
- Một là do khí huyết lưu thông kém, biểu hiện thường là cơ thể xanh xao, mệt mỏi, gầy yếu.
- Hai là do kinh lạc vận chuyển khí huyết bị phong hàn, gây ra chóng mặt, tay chân co giật, có thể là dấu hiệu báo trước đột quỵ nên tuyệt đối không nên bỏ qua. Nếu bạn bị đổ mồ hôi từng phần trên cơ thể, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, tê bì chân tay, mất ý thức tạm thời và các triệu chứng khác, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Đặc biệt, vào lúc này không nên ăn thức ăn cay và gia vị quá kích thích, mục đích là để kiểm soát lượng đường huyết bình thường, tránh những biến chứng bất ngờ xảy ra.
3. Đổ mồ hôi ở cổ
Ít người đổ mồ hôi nhiều ở cổ vì nơi này ít có tuyến mồ hôi. Nhưng nếu đột nhiên bạn nhận ra vị trí này bỗng dưng đổ quá nhiều mồ hôi, cần hết sức cảnh giác vì nó có liên quan tới độ ẩm và nóng trong người. Khi khí huyết lưu thông kém, cơ thể sẽ tiết mồ hôi nửa người và ở cổ. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến rối loạn nội tiết.
Nếu thấy cổ đổ mồ hôi bất thường, bạn có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, đồng thời tránh làm việc quá sức, xúc động mạnh, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh để cảm xúc xấu gây rối loạn hệ nội tiết.
Đổ mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường nên được khuyến khích, nhưng nếu không có lý do cụ thể mà vẫn tiết ra mồ hôi bất thường, chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Phan Hằng (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh