Người cao tuổi được khuyến cáo hạn chế ra ngoài đề phòng Covid-19

Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, hạn chế tối đa ra ngoài, đến nơi công cộng, tiếp xúc với người khác.

Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có trường hợp lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà, người chăm sóc người bệnh. Dịch bệnh càng trở nên nguy hiểm khi lây sang những người cao tuổi, có nhiều bệnh kèm theo, đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, thận nhân tạo.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống Covid-19, đặc biệt cho người cao tuổi, người có bệnh mạn tính và nhóm có nguy cơ khác.

Theo đó, Bộ khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh lý nền hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác. Khi có vấn đề sức khỏe, phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sĩ gia đình. Trong trường hợp thực sự cần thiết, phải cấp cứu, mới đến cơ sở y tế khám chữa bệnh. Luôn nhớ sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ. Trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm và các bệnh lý khác.

Người cao tuổi dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu, có nhiều bệnh lý khác đi kèm. Ảnh:CGTN
Người cao tuổi dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu, có nhiều bệnh lý khác đi kèm. Ảnh:CGTN

Với cơ sở khám chữa bệnh, cần thực hiện giãn cách tại các khu vực tập trung đông người. Hạn chế tối đa người nhà đến chăm sóc người bệnh, tạo môi trường thoáng khí cho các buồng bệnh. Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.

Các bệnh viện tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng chống lây nhiễm cho toàn bộ người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Sàng lọc kỹ toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm nCoV sớm.

Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh kê đơn thuốc, dự trữ thuốc điều trị trong thời gian chống dịch. Y bác sĩ sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng tối đa không quá 3 tháng.

Cơ sở khám, chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Tổ chức khám bệnh và kê đơn, cấp phát thuốc tại trạm y tế xã, phường, trường hợp đặc biệt có thể cấp phát thuốc tại nhà. Việc kê đơn thuốc như thế này chỉ thực hiện trong thời gian thực hiện giãn cách, cách ly xã hội của địa phương.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới