Những điều bạn hay làm vào mùa lạnh là kẻ thù của sức khỏe

Theo Vietnamnet 09:04 12/10/2020 - Phòng bệnh
Ngủ nướng, tắm nước nóng lâu, mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bạn mệt mỏi.

Nhiều căn bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng lên đỉnh điểm vào thời gian chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Thời tiết lạnh có thể khiến bạn mắc phải các tật xấu dẫn tới nếp sống không tốt.

Chúng ta cần duy trì thể lực và đảm bảo cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh để ít bị ốm đau. Thậm chí, bạn cần phải chăm sóc cho cơ thể tốt hơn các thời gian khác trong năm. Dưới đây là những điều nhiều người hay làm vào mùa lạnh, lâu dần sẽ khiến bản thân yếu đi:

Không uống đủ nước

null

Nước có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như điều hòa thân nhiệt, tăng năng lượng, bảo vệ mô, tủy sống, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết chất thải (qua mồ hôi, nước tiểu).

Trong mùa rét, khi các hoạt động thể chất bớt đi, mọi người thường có xu hướng uống ít nước. Ngoài ra, do trời lạnh, cơn khát không nhiều, bởi vậy, bạn dễ quên uống nước.

Điều này có thể dẫn tới việc cơ thể thiếu nước, nảy sinh các biến chứng như bệnh thận, táo bón, khó tiêu.

Không tập thể dục

Đây là tình trạng rất phổ biến do ai cũng lười ra ngoài khi trời lạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên mọi người nên tiếp tục nghiêm túc tập luyện với cường độ ổn định. Bạn cũng có thể thay đổi hình thức như đi xe đạp, đi bộ, tập trong nhà. Hãy tăng cường thúc đẩy hệ miễn dịch và khiến cho mình vận động không ngừng.

Tắm nước nóng lâu

Nước tắm nóng đem lại nhiều lợi ích trong đó giúp bạn có được sự bình an, thư thái trong tâm hồn và cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đứng dưới vòi hoa sen ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, bề mặt da sẽ bị tổn thương. Khi đó, trên da xuất hiện viêm nhiễm, khô và mẩn đỏ. 

Mặc quá nhiều quần áo

Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh là điều quan trọng nhưng trang phục quá nhiều lớp có thể dẫn tới thừa nhiệt và đổ mồ hôi, mất nước. Khi một người cảm thấy lạnh (vừa phải), hệ miễn dịch sẽ sinh ra thêm bạch cầu để giúp chúng ta ấm hơn và cung cấp sự bảo vệ chống lại viêm nhiễm.

Ăn vô độ

null

Đây là một thói quen phổ biến trong những ngày lạnh. Khi đó, cơ thể của chúng ta đốt nhiều calorie hơn để chống lại cái lạnh. Điều này khiến bạn dễ hấp thụ các món nhiều chất và thích uống chocolate nóng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng tránh thói quen ấy và giữ chế độ ăn rau quả nhiều chất xơ giúp bạn no lâu.

Lười ra ngoài

Trong giai đoạn chuyển sang mùa lạnh, nhiều người thích ở trong không gian ấm cúng. Bạn dễ trở nên trì trệ, lười biếng và có nguy cơ tăng cân, béo phì, mắc thêm một số loại bệnh. Bạn hãy cố gắng ra ngoài dù chỉ để đi bộ hay tập các môn vận động như cầu lông.

Ngủ nướng

null

Khi khí hậu thay đổi, thời gian mặt trời chiếu sáng cũng khác đi, ngày ngắn lại và đêm dài ra. Nhịp điệu sinh học của mỗi người theo đó cũng bị ảnh hưởng, tăng việc sản sinh melatoni, hormone thúc đẩy chúng ta ngủ ngon. Khi đó, bạn dễ buồn ngủ và ngủ lâu hơn.

Uống nhiều rượu

Các chuyên gia cho rằng một lượng rượu nhất định sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và khiến bạn cảm thấy ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu bạn quá chén, gan và thận sẽ bị trục trặc và hệ miễn dịch suy giảm.

Không dưỡng da

Việc dưỡng da vào mùa đông rất cần thiết để cung cấp đủ nước, tránh tình trạng khô da. Bạn có thể lựa chọn loại mỹ phẩm nhiều độ ẩm hơn bình thường khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống.

An Yên (Theo Boldsky)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Phòng bệnh - 22/10/2024

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Phòng bệnh - 11/10/2024

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới