Những thay đổi nhỏ ở bàn chân giúp nhận biết sớm các căn bệnh nguy hiểm
Tín hiệu: Chân tê
- Dấu hiệu trước đột quỵ
Đối với những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch và các bệnh khác, triệu chứng tê có thể là dấu hiệu trước của đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy 2 chi bị yếu đi hoặc tê, đi cùng với đó là một số dấu hiệu khác như rối loạn ngôn ngữ, thay đổi thính giác... Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, tăng huyết áp cần đặc biệt lưu ý.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chính chịu trách nhiệm chi phối các chi dưới, nó phân bố dọc theo thắt lưng, mông, mặt, sau đùi, trong và ngoài bàn chân. Do đó, khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì họ sẽ bị tê chân, đi kèm với đau thắt lưng và đau chân.
- Biến chứng tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi đường huyết tăng nó sẽ gây ra hàng loạt các chuyển hóa ở các dây thần kinh, dễ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác tê ở tứ chi nhưng các chi dưới sẽ nghiêm trọng hơn chi trên.
Trong trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, béo phì thì bạn cũng nên xem xét khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Tín hiệu: Bàn chân sưng
- Bệnh tim mạch
Một số bệnh tim mạch như suy tim mạn tính có thể gây ra tình trạng phù ở chân. Khi thấy chân sưng lên mà không rõ lý do, tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra.
- Bệnh thận
Dấu hiệu sưng phù chân ở người mắc các bệnh về thận rất phổ biến. Ngoài việc nhận thấy chân sưng bất thường, bạn cũng nên để ý vùng mắt. Nếu người có bệnh thận thì mắt của họ dù có ngủ đủ giấc vẫn bị sưng húp.
- Bệnh mạch máu
Các bệnh mạch máu có thể gây sưng chân, chẳng hạn như suy van tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Bệnh gan
Gan là một cơ quan quan trọng để tổng hợp protein trong cơ thể con người. Nếu bạn có bệnh gan mãn tính, lượng albumin trong máu giảm và áp suất thẩm thấu cũng sẽ giảm theo, từ đó gây ra hiện tượng sưng chân.
Tín hiệu: Đau chân
- Bệnh tiểu đường
Một số bệnh nhân tiểu đường thường bị đau chân sau khi đi bộ và thường họ nghĩ rằng là do bệnh về thắt lưng gây ra. Trên thực tế, dấu hiệu này cũng xuất hiện ở người bị tiểu đường.
- Xơ cứng động mạch chi dưới
Khi đi bộ được một lúc, người già thường cảm thấy hơi đau ở chân. Trên thực tế, khi ngày càng có tuổi thì cơ thể rất dễ bị xơ cứng động mạch chi dưới hoặc tắc động mạch cấp tính chi dưới.
Xơ vữa động mạch chi dưới là các mạch máu ở động mạch ở chân bị chặn lại, khiến máu không đủ cung cấp cho chân nên dẫn tới hàng loạt các triệu chứng. Nhìn chung, nếu bạn đi bộ mà có cảm giác đau chân hoặc đau bắp chân thì cần lưu ý.
Phan Hằng (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh