Sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết diễn biến nguy hiểm
Hiện đang là cao điểm dịch sốt xuất huyết. Số ca mắc tăng mạnh ở khu vực phía Nam và bắt đầu tăng tại khu vực miền Trung. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, đã có 9 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ, tăng cường phòng chống sốt xuất huyết.
Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 16/6, cả nước ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 97% so với cùng kỳ. Con số này tăng thêm khoảng 8.000 ca so với 1 tuần trước đó. Dự báo số mắc mới sốt xuất huyết đang trong xu hướng tăng, đặc biệt là tại các tỉnh thành phía Nam, hiện mỗi tuần có thêm 6.000 - 8.000 ca mắc mới.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã liên tiếp có 2 văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Viện đầu ngành đề nghị tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, hướng dẫn các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng; tổ chức xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại khu vực có nguy cơ cao.
Theo đánh giá từ Bộ Y tế: Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn trong khi những năm trước là ngược lại. Thống kê tại tỉnh Đồng Tháp, cùng với số ca mắc mới không ngừng gia tăng thì đáng lo ngại là năm nay, tỷ lệ trẻ em mắc sốt xuất huyết nặng lại đang cao gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Các chuyên gia y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát dữ dội nếu người dân lơ là trong phòng bệnh. Để hạn chế dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và lây lan, bên cạnh nỗ lực của ngành y tế thì ý thức phòng bệnh của người dân là vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về căn bệnh này và cách phòng bệnh, điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số nhận thức sai lầm cần tránh trong phòng chống sốt xuất huyết:
Hết sốt là khỏi bệnh: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ ba, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3 - 7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam.. Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong.
Vừa mắc sốt xuất huyết sẽ không mắc lại: Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng và cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng tuy nhiên muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay nơi ở của chúng ta ở như: Bể cá cảnh, bình cắm lọ hoa, nước mưa đọng… Vì vậy cần chú ý loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng có thể là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh