Thoát vị bẹn, chữa sớm phục hồi nhanh
Nguyên nhân và triệu chứng
Đối với người lớn, thoát vị bẹn thường là hậu quả của sự yếu cơ vùng bẹn và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị.
Những người có nguy cơ mắc thoát vị bẹn là người cao tuổi có các cơ thành ổ bụng yếu; người hay làm việc nặng nhọc hoặc táo bón kéo dài, ho mãn tính do có áp lực cao thường xuyên tại ổ bụng; người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc…; người có tiền sử gia đình bị thoát vị bẹn; người thừa cân hoặc phụ nữ mang thai gây tăng áp lực lên ổ bụng.
Đối với trẻ em, nguồn gốc chủ yếu của thoát vị bẹn là một bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chạy xuống bìu tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh sẽ tự động đóng lại, càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phụ như: trẻ rặn quá nhiều do táo bón hay ho liên tục trong thời gian dài cũng gia tăng khả năng bị thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Phụ huynh khi thấy trẻ có các dấu hiệu của thoát vị bẹn cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Người bị thoát vị bẹn sẽ có một số triệu chứng:
- Xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn và chỗ phồng xẹp xuống khi nằm nghỉ.
- Đau tức vùng bẹn khi đi lại, chạy nhảy, lao động
Điều trị thoát vị bẹn
Khi thoát vị đã hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận khối thoát vị lớn dần, nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Tiến triển tự nhiên của bệnh sẽ làm tăng khó chịu và đau tức cho người bệnh, nhất là khi gắng sức.
Thoát vị bẹn nếu không được phẫu thuật sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, phẫu thuật thoát vị bẹn bằng cách đóng lại lỗ thoát vị và tái tạo lại thành bụng là cách tốt nhất cho tới hiện tại để điều trị triệt để và ngăn bệnh tái phát.
Phẫu thuật thoát vị bẹn hiện nay hầu như ít xảy ra rủi ro, khoảng 2 % người bệnh đã mổ tái phát bệnh trong vòng 3 năm trở lại. Một số trường hợp sau phẫu thuật thoát vị bẹn bị đau tê ở vùng bẹn, tổn thương ống dẫn tinh, nhiễm trùng vết mổ...
Ở người lớn: có 2 kiểu phẫu thuật: Tái tạo lại thành bụng bằng các mũi khâu các lớp giải phẫu hoặc tăng cường sức bền thành bụng bằng đặt tấm lưới tổng hợp. (còn gọi là phương pháp Lichten-stein). Ngày nay phẫu thuật đặt tấm lưới được ưu tiên lựa chọn.
Ở trẻ em: phẫu thuật khâu thắt ống phúc tinh mạc, không cần phải đặt lưới. Có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.
Trong đó, phẫu thuật nội soi tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn nhờ vào vết mổ nhỏ (thẩm mỹ), ít đau sau mổ.
Tùy vào mỗi phương pháp mổ thoát vị bẹn mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Ngoài ra còn có thể căn cứ vào thể trạng người bệnh, chế độ chăm sóc, sinh hoạt sau mổ có phù hợp và hiệu quả không…
Phòng bệnh
Với những đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn, việc phòng ngừa chủ yếu tập trung và hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:
Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính
Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
Hạn chế những công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc công việc chân tay nặng
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Dược Mỹ phẩm
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh