Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 22/2, Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 55.879 ca nhiễm mới, gồm tám ca nhập cảnh và 55.871 ca ghi nhận trong nước, tăng 9.010 ca so ngày 21/2 tại 62 tỉnh, thành phố.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Đáng chú ý, có 19 tỉnh, thành phố ghi nhận từ 1.200 đến hơn 2.800 trường hợp mắc Covid-19. Hà Nội ghi nhận 6.860 ca tại 517 xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã. Trong ngày có 10.412 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh và có 77 ca tử vong tại 26 tỉnh, thành phố.

Bộ Y tế có Công điện đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ Y tế; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các biện pháp y tế (giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị,...), hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, mở cửa trường học, đi lại của người dân bảo đảm khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ đạo ngành y tế điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu; thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến...

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương triển khai tiêm chủng phòng Covid-19 "thần tốc hơn nữa"; bảo đảm bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12-17 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học; chủ động các biện pháp xử lý khi có trường hợp F0, F1 trong trường học một cách phù hợp, tránh xử lý cực đoan...

Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp. Quy trình xử trí theo hướng dẫn này có bốn bước, từ khi có trường hợp F0 đến cách theo dõi, xét nghiệm cho những bạn học sinh cùng lớp. Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, nếu trong lớp học có một F0 thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú bảy ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ bảy. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ bảy được đi học trực tiếp trở lại, cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong ba ngày tiếp theo...

Bộ Y tế lưu ý trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, cha mẹ cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã.

Bộ Y tế lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, cha mẹ cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, trạm y tế cấp xã tiến hành truy vết các trường hợp học sinh là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên. Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở,... hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

Về việc tổ chức học bán trú của học sinh, Bộ Y tế nêu rõ: nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp. Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác. Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà-phòng trước và sau khi ăn. Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường). Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Liên quan thông tin ông Nguyễn Quốc Khiêm giả bác sĩ vào làm việc tại một khu điều trị ở thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22/2, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy khẩn trương xác minh, làm rõ thông tin về trường hợp giả bác sĩ nêu trên và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, như Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 và các văn bản có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (nếu có); kiểm tra, rà soát lại danh sách người hành nghề, sinh viên của đơn vị mình tham gia hỗ trợ khu cách ly để phát hiện các sai sót tương tự (nếu có).

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới