TP Hồ Chí Minh chuẩn bị tiêm mũi thứ 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao

Chiều 30/10, tại Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Y tế thành phố - đợt dịch thứ tư.
TP Hồ Chí Minh đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
TP Hồ Chí Minh đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

 

Tại hội nghị, Sở Y tế cho biết, trong tháng 11 và 12 tới đây, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ngoài việc thực hiện tiêm mũi 3 cho nhóm người có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu, thành phố sẽ tiếp tục tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 tuổi.

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, thành phố đã huy động khoảng 80 nghìn nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch, cùng với đó 25 nghìn cán bộ y tế của cả nước đến hỗ trợ thành phố, đây là sự huy động lớn chưa từng có trong lịch sử.

Sau thời gian nỗ lực, dịch bệnh có những chuyển biến tích cực, từ ngày 1/10 thành phố triển khai Chỉ thị 18, thực hiện nới lỏng giãn cách, số ca tử vong đến nay đã giảm rất sâu. Từ ngày 23/8 về trước, mỗi ngày có 340 ca tử vong, đến ngày 30/10, có 30 ca tử vong trong ngày. Hiện thành phố còn khoảng 38 nghìn F0 được quản lý chăm sóc tại nhà và bệnh viện.

Theo đánh giá, trong đợt dịch lần thứ tư tại TP Hồ Chí Minh tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác dự báo chưa theo kịp với diễn biến thực tế của dịch bệnh; kỹ thuật RT-PCR và năng lực xét nghiệm RT-PCR chưa tương xứng với tốc độ lây lan của chủng Delta; triển khai chiến dịch tiêm vaccine với quy mô lớn chưa từng có trong một khoảng thời gian rất ngắn nên chưa bảo đảm việc nhập liệu, giãn cách…

Đặc biệt, việc cách ly tập trung tất cả các F0, hệ thống y tế và dự phòng chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến quá tải, tăng nguy cơ tử vong; việc ứng dụng Công nghệ thông tin chưa hiệu quả.

Từ những hạn chế trên, TP Hồ Chí Minh rút ra 9 bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo dịch; về cách ly F0 có sự lựa chọn, phát huy chiến lược điều trị theo hai trụ cột: đó là, chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng và tại bệnh viện; phát huy sự phối hợp hiệu quả của các lực lượng… Đây cũng là nền tảng để thành phố tiếp tục công tác giám sát F0 trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục củng cố năng lực ứng phó dịch Covid-19, một trong các trọng tâm là đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19 hướng đến bao phủ vaccine cho người dân trên địa bàn thành phố. Triển khai xét nghiệm giám sát dịch Covid-19 có trọng tâm, trọng điểm. Tổ chức cách ly y tế an toàn, thuận lợi; bảo đảm phòng, chống dịch trong các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao theo các Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn…

LINH BẢO

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới