Vì sao Việt Nam chưa áp dụng điều trị Covid-19 tại nhà như nhiều nước

Theo Vietnamnet 07:41 09/06/2021 - Phòng bệnh
Theo chuyên gia, lý do bởi số bệnh nhân ở nước ta chưa vượt quá khả năng điều trị. Bên cạnh đó, việc được chữa bệnh sớm tại cơ sở y tế sẽ giúp giảm nguy cơ diễn tiến nặng tới nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, những nước có số bệnh nhân Covid-19 quá lớn, dịch đã lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thường áp dụng chiến lược điều trị ca nhẹ tại nhà. Khi diễn tiến nặng lên, người bệnh mới đến bệnh viện.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa áp dụng phương án điều trị này. Theo bác sĩ, lý do bởi nước ta may mắn đang kiểm soát được các ca bệnh ngoài cộng đồng, số bệnh nhân chưa vượt quá khả năng điều trị, nên có thể ưu tiên chiến lược thu dung tất cả ca nhiễm vào bệnh viện.

Bên cạnh đó, việc điều trị tại cơ sở y tế rất có lợi bởi đa phần bệnh nhân mắc Covid-19 đều diễn biến nhẹ ở tuần đầu tiên, sang tuần thứ hai mới trở nặng. Nếu phát hiện sớm và được xử lý sớm, tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ tử vong giảm.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Thạch Thảo
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Thạch Thảo

Ông Cấp phân tích, Việt Nam có thể vấp phải hai vấn đề nếu áp dụng chiến lược điều trị tại nhà giống nước ngoài.

Thứ nhất, nguy cơ bệnh nhân lây nhiễm cho người thân rất lớn, nhất là gia đình sống chung 3-4 thế hệ có người già, trẻ nhỏ. Đặc biệt, người già mắc bệnh nền lại nhiễm thêm SARS-CoV-2 có tỷ lệ trở nặng, tử vong cao.

Thứ hai, khi tự điều trị Covid-19 tại nhà, bệnh nhân khó phát hiện ra sự thay đổi bệnh lý để kiểm soát sớm. Nếu bệnh trở nặng mới vào viện, hiệu quả điều trị sẽ rất thấp.

Đánh giá điểm khác biệt của đợt dịch thứ 4 so với với các đợt dịch trước, bác sĩ Cấp cho hay, đợt bùng phát mới ghi nhận số ca Covid-19 rất lớn, tạo sức ép với hệ thống điều trị.

Ngoài ra, chủng virus trong đợt dịch lần này là chủng ở Ấn Độ, có vẻ khiến mọi diễn biến lâm sàng nhanh hơn. Bởi vậy, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức, bệnh nhân nặng cũng cao hơn các ổ dịch trước đây. Các bác sĩ phải can thiệp nhiều biện pháp kỹ thuật trong quá trình điều trị như lọc máu hấp phụ cytokine, ECMO,… là gánh nặng lớn đối hệ thống hồi sức cấp cứu.

Hiện bác sĩ Nguyễn Trung Cấp đang chi viện cho tỉnh Bắc Ninh chống dịch. “Tại Bắc Ninh, tôi cùng các đồng nghiệp chú trọng nâng cao năng lực điều trị của tuyến đầu. Khi các bệnh viện dã chiến điều trị tốt, tỷ lệ diễn biến nặng, nguy kịch sẽ thấp đi, làm giảm gánh nặng đối với Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện tỉnh cũng như các ca phải chuyển về tuyến Trung ương”, ông Cấp cho hay.

Cũng theo ông, tại ổ dịch lớn khác là tỉnh Bắc Giang, ngành y tế vẫn đang nỗ lực mở rộng bệnh viện dã chiến cũng như các đơn vị hồi sức cấp cứu. “Tôi nghĩ tình hình dịch và số bệnh nhân hiện tại chưa vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị”, bác sĩ Cấp nói.

Nguyễn Liên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới