Xử trí khi bị cộm mắt

Cộm là triệu chứng tức thời của bệnh mắt, có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để làm dịu tức thì.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cộm mắt (hay xốn mắt) là cảm giác có vật gì đó trong mắt gây vướng víu, ví dụ kim châm, hạt cát, mức độ nặng hoặc nhẹ song không gây giảm thị lực.

80% phụ nữ tuổi mãn kinh, ngoài 40 tuổi, thường xuyên bị cộm, vướng, khô rát ở mắt, đặc biệt khi mới ngủ dậy và cuối ngày làm việc. Lúc này, cộm mắt biểu hiện cho bệnh khô mắt. Họ thường có thói quen day, dụi mắt hoặc tra nhỏ thuốc mát, nhắm mắt nghỉ ngơi để làm dịu cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp này, có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng bôi trơn hoặc làm ẩm mắt nhằm giảm cảm giác khó chịu. Các loại nhỏ mắt phù hợp là thuốc mô phỏng nước mắt tự nhiên gồm nước muối sinh lý, tear natural II; các chất nhầy bôi trơn và làm ẩm mắt, ví dụ methyl cellulose, glycerine, carbomere, hyaluronate natri; chất chống bay hơi nước mắt có hoạt chất làm tăng liên kết giữa phân tử nước hoặc phủ lên phim nước mắt để chống bay hơi; các thuốc kích thích mắt tiết ra thêm nước mắt như adequax...

Các thuốc này không phải kê đơn, sử dụng 3-4 lần một ngày, nếu tình trạng cộm mắt giảm hay biến mất thì đúng là đang bị khô mắt. Khi đó, nên kiên trì dùng thuốc lâu dài như một biện pháp bổ trợ bù đắp cho lượng nước mắt thiếu hụt.

Bác sĩ Hoàng Cương khám mắt và tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Thảo Nguyên.
Bác sĩ Hoàng Cương khám mắt và tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Thảo Nguyên.

Mọi người cũng có thể sử dụng một số thuốc khác ở dạng tra nhỏ, chứa các vitamin cần thiết cho mắt. Có thể gia thêm tinh chất trà xanh, tinh dầu bạc hà hay long não tạo cảm giác mát mắt và êm dịu.

Uống thuốc bổ mắt tổng hợp hoặc dùng thực phẩm chức năng lâu dài khi mắt buộc phải làm việc nhiều, dùng máy tính nhiều giờ, cộm mắt kéo dài. Các vitamin A-C-E, khoáng chất kẽm và selene đều cần thiết cho hoạt động của mắt, chống oxy hóa và lão hóa mắt. Tuy nhiên, cần uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự mua về sử dụng. Dùng quá nhiều thuốc bổ và trong một thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe, ví dụ vitamin A, E tích lũy trong cơ thể gây đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban; nhiều vitamin C làm rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, viêm bàng quang...

Trường hợp cộm mắt ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và kèm theo các dấu hiệu khác như nhìn mờ, đỏ mắt, sợ sáng... nên đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới