Xử trí khi ngạt mũi
Trả lời:
Ngạt mũi là hiện tượng thường gặp khi thay đổi thời tiết hoặc người có bệnh đường hô hấp. Một số người thường xuyên cầm trong tay một lọ thuốc chống ngạt và mỗi khi ngạt sẽ xịt, số lần phải xịt cứ tăng dần cho đến khi họ không đáp ứng với thuốc co mạch thì mới nghĩ tới bác sĩ, khiến tình trạng nặng, khó điều trị hơn.
Khi bị ngạt mũi, bạn không nên tự điều trị, nhất là sử dụng các thuốc co mạch kéo dài vì đây là nguyên nhân gây nghiện thuốc nhỏ mũi, gây xơ cứng cuốn dưới không hồi phục... Với trẻ em dưới 2 tuổi, tuyệt đối không tự sử dụng thuốc nhỏ mũi chống ngạt do một số thuốc có nồng độ không phù hợp gây nguy hiểm hay tinh dầu.
Thay vào đó, bạn nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ mũi an toàn và hiệu quả. Trường hợp mắc bệnh lý nguy hiểm, bạn được xử trí kịp thời như mổ lấy khối u, trong trường hợp u ác tính bên cạnh phẫu thuật còn cần phối hợp hoá chất và xạ trị. Hạn chế di căn của các khối u ác tính sang các bộ phận kế cận như di căn não, xương, tai và di căn toàn thân; chảy dịch não tủy sau các chấn thương vùng mũi đi kèm.
Đi khám sớm giúp bạn tránh được các biến chứng và di chứng do ngạt mũi kéo dài như mệt mỏi, hay buồn ngủ khi phải làm việc kéo dài, không tập trung...
Sử dụng bảo hộ như trang khẩu để tránh bụi bẩn và các loại vi trùng lây nhiễm qua đường hô hấp, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?