28 tuổi đã bị bệnh gout do những thói quen ăn uống này
Theo trang QQ, trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát, anh Vương được thông báo rằng nồng độ axit uric trong máu cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout (bệnh gút). Thể trạng của anh lúc đó là cao 1m73, nặng 74 kg, hơi thừa cân. Anh làm công việc văn phòng nên rất ít hoạt động, thường chỉ đứng dậy lúc đi ăn và đi vệ sinh. Món ăn yêu thích của anh là các loại thịt nướng, uống bia rượu. Anh cũng hiếm khi tập thể dục và thường xuyên thức khuya chơi game. Sau vài năm làm việc, cân nặng của anh cứ thể tăng "phi mã".
Sau khi nắm rõ tình hình của bệnh nhân, bác sĩ cho biết chính lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không khoa học khiến cho axit uric tăng lên, cơ thể không thể bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu nên đã đọng lại trong các mô. Bác sĩ khuyên anh Vương nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống, thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng để giảm lượng axit uric.
Bệnh gout và axit uric liên quan gì với nhau?
Tăng axit uric trong máu đề cập đến một bệnh chuyển hóa, trong đó axit uric tăng cao do rối loạn chuyển hóa purin. Khi quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể bị xáo trộn và tăng lên. 2/3 axit uric được bài tiết qua thận và 1/3 còn lại được bài tiết qua ruột.
Khoảng 10% bệnh nhân bị tăng axit uric trong máu sẽ bị bệnh gout. Bệnh gout là một bệnh đặc trưng bởi viêm khớp do sự hình thành các tinh thể axit uric trong máu ở khớp.
Khi axit uric tăng cao, nó không chỉ phát triển thành bệnh gout mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng lipid máu, bệnh tim mạch và mạch máu não và các bệnh thận khác nhau.
Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh gout
Khi cơ thể già đi, chức năng thận bị suy giảm, đàn ông có khả năng tăng axit uric cao hơn phụ nữ. Thế nhưng ngày nay, không ít bệnh nhân trẻ tuổi đã bị tăng axit uric trong máu. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh này thường thường là:
- Người có thói quen ăn uống kém, ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purine cao như nội tạng động vật, nước dùng.
- Người thường xuyên hút thuốc và uống rượu.
- Người thừa cân béo phì.
- Người có tiền sử gia đình bị tăng axit uric trong máu, bệnh gout, tăng huyết áp, tăng lipid máu, tăng đường huyết, bệnh thận..
- Người thường xuyên thức khuya, hay mệt mỏi, ít tập thể dục...
Ngăn ngừa bệnh gout như thế nào?
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng purine như tôm, thịt bò, đậu lăng, sò điệp, nho khô... Sử dụng các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc, hầm và ít dùng dầu.
Vì bệnh nhân gout dễ bị tăng huyết áp, tăng lipid máu và bệnh thận, nên kiểm soát lượng muối hằng ngày ở mức 2 - 5 gram.
- Ăn nhiều rau quả tươi (300-500 g /ngày) và trái cây (200-350 g /ngày).
- Tránh sử dụng gia vị mạnh và gia vị cay.
- Uống nhiều nước, bỏ thuốc lá và uống rượu.
- Tập thể dục vừa phải để kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, kiểm tra thể chất định kỳ
Sau 30 tuổi, hãy cố gắng sắp xếp kiểm tra sức khỏe toàn diện hơn mỗi năm và tìm ra những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn để kiểm soát kịp thời, ngăn ngừa bệnh nặng thêm và những biến chứng.
Phan Hằng (Theo QQ)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh