3 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo suy thận
Nguyên nhân của suy thận là gì?
Chuyên gia cho biết, suy thận có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:
- Bệnh lý thận tự phát: Suy thận do nguyên nhân này chiếm tới gần 70%, chẳng hạn như các loại viêm cầu thận mạn tính khác nhau, hội chứng thận hư, viêm thận kẽ mạn tính, sỏi thận và hẹp động mạch thận...
- Tăng huyết áp và tiểu đường: Bệnh nhân tăng huyết áp và tiểu đường nên thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp hàng ngày để giữ chúng trong phạm vi ổn định. Bởi thận của chúng ta được tạo thành từ hàng triệu mạch máu, vì vậy nếu lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra xơ cứng mạch máu và tổn thương thận, lâu dần phát triển thành suy thận.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Tình trạng này là do sự dẫn lưu kém của đường tiết niệu dưới, chẳng hạn như tuyến tiền liệt hoặc khối u mở rộng, niệu đạo hẹp, sỏi niệu đạo, … nếu không được kiểm soát kịp thời, rất dễ gây nhiễm trùng thứ cấp lặp lại, dẫn tới suy thận mạn tính.
Các triệu chứng của một bệnh nhân suy thận là gì?
1. Nước tiểu thay đổi
Trong giai đoạn đầu của suy thận, triệu chứng rõ ràng nhất là thay đổi nước tiểu, sự thay đổi này chủ yếu được chia thành những thay đổi về lượng và màu của nước tiểu. Người bình thường đi tiểu khoảng 1500ml mỗi ngày, nước tiểu màu vàng nhạt. Thế nhưng với bệnh nhân bị suy thận, dù uống ít nước vẫn có thể đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
Ngoài ra còn có trường hợp uống quá nhiều nước với lượng nước tiểu ít, khi ấy ngộ độc nước có thể xảy ra, bệnh nhân suy thận có thể gặp tình trạng nước tiểu màu đỏ và có bọt.
2. Sưng toàn thân
Bệnh suy thận sẽ khiến thận không thể thải nước ra khỏi cơ thể kịp thời nên các triệu chứng sưng cơ thể sẽ xảy ra. Ở giai đoạn đầu, phù có thể chỉ xuất hiện ở bàn chân và mí mắt, với sự tiến triển dần dần của bệnh, sưng phù toàn thân nghiêm trọng sẽ xảy ra.
3. Ngứa da
Ở những bệnh nhân bị suy thận tiến triển, urê trong cơ thể không thể được bài tiết từ nước tiểu qua thận. Vì thế mà các urê này bị buộc phải rò rỉ từ lỗ chân lông trên da, gây kích thích và làm ngứa da.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thận?
Trước hết, đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, cần kiểm soát tình trạng của mình, uống thuốc đúng giờ, kiểm soát chế độ ăn uống và thể chất trong phạm vi ổn định.
Thứ hai, chế độ ăn uống hàng ngày nên kiểm soát lượng muối, tránh ăn nhiều. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây ra bệnh thận về lâu dài.
Ngoài ra, bạn tập thói quen tốt trong việc uống nước và đi tiểu, uống ít nước hoặc nhịn tiểu sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe thận.
An An(Dịch theo QQ)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?