4 thực phẩm gây hại và 3 thực phẩm bảo vệ dạ dày cần chú ý

Đối với những người có vấn đề về dạ dày, cần chú ý những loại thực phẩm ăn hằng ngày.

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, một số món ăn tuy rất ngon mắt, ngon miệng nhưng thực chất lại âm thầm gây hại cho sức khoẻ đường ruột.

Nếu ăn những loại thực phẩm này trong thời gian dài, chúng sẽ gây ra các bệnh về dạ dày và ruột. Vậy nên, nếu không muốn “bệnh từ miệng mà vào”, bạn cần chú ý đến một số loại thực phẩm sau đây.

4 loại thực phẩm tưởng bình thường nhưng ăn nhiều sẽ gây hại

null

- Đồ ăn cay

Đồ ăn cay mặc dù làm tăng hương vị của món ăn, nhưng lại kích thích dạ dày và có thể làm tổn thương đường tiêu hoá. Nếu ăn thường xuyên, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn, từ đó hình thành các bệnh về đường tiêu hoá khác nhau.

- Cơm chan canh

Đối với những người chán ăn và hay vội vàng, việc chan canh vào cơm có thể giúp họ ăn nhanh và dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, kết cấu hạt cơm tương đối cứng, nếu nhai không kỹ rất dễ làm “xước” ruột và dạ dày. Hơn nữa, cách ăn này không dễ tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, kích thích niêm mạc, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

- Xúc xích nướng

Xúc xích nướng chắc chắn là món ăn vặt hấp dẫn trên đường phố, hương vị có thể làm nhiều người thích mê. Thế nhưng, thực phẩm chế biến sẵn này chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, sau khi vào dạ dày sẽ kích thích và làm tổn thương niêm mạc, có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu.

- Thức ăn thừa

Bạn cần hiểu rằng, thức ăn thừa như thịt kho, rau xanh, canh, súp…, nếu để qua đêm sẽ sản sinh ra nhiều chất nitrit. Dù có hâm nóng cũng không thể phá huỷ hết nó, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein, sinh ra nitrosamine, chất này rất có hại cho dạ dày, nếu tích tụ lại sẽ hình thành tế bào ung thư.

3 loại thực phẩm tốt cho dạ dày, cần bổ sung thường xuyên

 

null

- Hạt kê

Đối với những người có dạ dày không tốt, nên thường xuyên ăn chè hoặc cháo hạt kê. Hạt kê có tác dụng bồi bồi dạ dày cực kỳ hiệu quả. Đối với những người có tiền sử viêm loét dạ dày, nó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp đường ruột khoẻ mạnh hơn.

- Khoai tây

Khoai tây có tác dụng tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày, rất giàu cellulose có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng.

- Nghệ và mật ong

Từ lâu, mật ong và nghệ luôn được xem là một bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày cực kỳ hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng chống viêm, kiềm hoá độ acid dịch vị, giúp các vết thương ở niêm mạc dạ dày nhanh lành hơn.

5 dấu hiệu chứng tỏ dạ dày đang bị tổn thương

- Khó chịu về đường tiêu hoá, đau âm ỉ vùng bụng trên.

- Ngủ dậy cảm thấy đắng miệng, kèm hơi thở hôi.

- Khó tiêu, chán ăn.

- Đầy hơi, chướng bụng, táo bón.

- Trào ngược axit, ợ chua thường xuyên xảy ra.

Phan Hằng (Theo Aboluowang)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới