5 điều không nên làm ngay khi hết cách ly xã hội
Thời tiết ấm lên và lệnh giãn cách xã hội, phong tỏa sẽ được nới lỏng ở nhiều quốc gia. Hàng triệu người đang trong cảm giác bồn chồn, muốn cuộc sống trở lại bình thường, được ăn mừng, xả hơi... Số đông chắc hẳn đang tưởng tượng về những cái ôm, những bữa tiệc và mua sắm, du lịch.
Giá như đơn giản như thế, bởi dù thế giới đang nới lỏng giãn cách thì mức độ lây nhiễm, tử vong vì Covid-19 vẫn diễn ra. "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là chúng ta đánh giá sai tình hình, để cảm tính lên trên thực tế và chúng ta sẽ phải bắt đầu lại", Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, nói trong cuộc họp báo ngày 11/4.
Một điều chắc chắn, nhịp sống của bạn sẽ không trở lại bình thường cùng một lúc. Ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ có những biện pháp khác nhau khi nới lỏng giãn cách, song chắc chắc có 5 điều dưới đây bạn không nên làm:
Đừng tổ chức tiệc hay tụ tập
Các biện pháp giãn cách xã hội được triển khai vì có hiệu quả làm chậm sự lây lan của virus. Tổ chức một bữa tiệc tại nhà hoặc chen chúc ở quán xá, bar... tức là sẽ có đông người trong một không gian. Nếu chẳng may một ai đó đang ủ bệnh thì sẽ có cơ hội lây lan ra nhiều người. Nhiều ổ dịch đã bắt đầu từ chính những bữa tiệc như thế.
"Tôi chỉ nhắc nhở mọi người một lần nữa. Đây là loại virus rất dễ lây lan. Các cuộc tụ tập, thăm hỏi luôn là cơ hội để một người không có triệu chứng có thể vô tình phán tán virus", tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên phản ứng với Covid-19 của Nhà Trắng nói trong cuộc họp ngày 15/4.
Không được buông lỏng việc rửa tay
Đại dịch ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế toàn cầu và đây là một trong các lý do cần sớm nới lỏng giãn cách để kích thích nền kinh tế. Điều này không có nghĩa đã sạch bong dịch.
Hi vọng thói quen rửa tay bạn hình thành được trong thời gian này sẽ tồn tại mãi mãi. Hãy duy trì việc rửa tay kỹ qua 6 bước, thường xuyên và sau mỗi lần tiếp xúc với các bề mặt công cộng. Thực hành vệ sinh tốt là cách hữu hiệu ngăn ngừa lây nhiễm virus.
Đừng ngay lập tức đến thăm người có nguy cơ cao
Không ít người trong chúng ta đang mong việc kiểm dịch kết thúc để được ra ngoài, gặp gỡ người thân, trao cho họ một cái ôm ấm áp. Nhưng đây có thể không phải là động thái tốt cho những người lớn tuổi, người ốm đau vì một khi bị nhiễm bệnh, họ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn người khỏe mạnh.
Sẽ mất cả năm nữa vaccine mới được đưa vào thực tế. Trong thời gian này, không có nghĩa bạn không được gặp những người có nguy cơ cao, nhưng chí ít hãy lưu ý đến an toàn cho họ.
Đừng lên kế hoạch cho chuyến du lịch nước ngoài
Việc di chuyển quốc tế của người dân đã nhanh chóng góp phần biến corona thành đại dịch, thông qua lây truyền từ người này sang người khác. Đi du lịch trong thời điểm này, nếu chẳng may đến địa điểm bùng dịch, bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro bị cách ly ở một đất nước xa lạ, thậm chí bị nhiễm bệnh.
Vì lý do đó, dù cho xã hội có giãn cách, các hoạt động kinh tế trở lại, bạn hãy ưu tiên du lịch trong nước hơn là đi nước ngoài.
Đừng tháo khẩu trang
Châu Âu và Mỹ từng khuyến cáo khẩu trang chỉ nên dùng cho nhân viên y tế và người bệnh, nhưng đến nay họ đã suy nghĩ lại. Nhiều nơi khuyến cáo tất cả người dân phải đeo khẩu trang, để có thể bảo vệ bạn và bảo vệ người khác trong dịch corona.
Khi hết giãn cách xã hội, chắc chắn bạn vẫn nên đeo khẩu trang.
Bảo Nhiên (Theo Cnet)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ