5 loại trái cây ăn nhiều dễ tăng cân
Ăn trái cây mỗi ngày không chỉ bổ sung vitamin và chất xơ mà còn có cảm giác no bụng, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. 100 g thịt nạc cung cấp 140 kcal, 100 g thịt gà và thịt bò chứa 134 và 288 kcal, còn 100 g cơm trắng có 116 kcal. Từ chỉ số này (công thức là kcal/100g) bạn có thể dùng tham khảo khi ăn 5 loại trái cây sau đây.
Chuối
92 kcal/100 g = 15 phút đi bộ nhanh.
Chuối có lượng calo thấp hơn một chút so với thịt, nhưng chuối rất giàu chất béo và đường, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Dù vậy, chuối giàu chất dinh dưỡng và có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh tim mạch. Nên trộn chuối với trái cây trong món salad để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
Quả sầu riêng
147 kcal/100 g = 25 phút đi bộ nhanh.
Sầu riêng có thể nói là một loại quả đặc biệt, chứa tới 16% chất béo, tương đương với lượng kcal của thịt nạc. Chất béo trong sầu riêng là loại chất béo có lợi nhưng nếu ăn quá nhiều sầu riêng chắc chắn sẽ tăng cân.
Quả vải
72 kcal/100 g = 10 phút đi bộ nhanh.
Lượng kcal trong quả vải thấp, nhưng lượng đường lại rất cao, chiếm 20%. Để tránh tăng cân, cần cân đối số lượng nạp vào cơ thể thích hợp. Ngoài ra không nên ăn vải lúc đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
Quả dừa
231 kcal/100 g = 69 phút tập thể dục nhịp điệu.
Nguyên liệu của nước dừa chủ yếu là cơm dừa, cứ 100 g cơm dừa chứa 35 g chất béo, còn nước dừa thì hầu như không chứa chất béo. Các loại chất béo thực vật từ cơm dừa thường chứa nhiều loại axit béo no, khi vào cơ thể sẽ gây tích tụ mỡ thừa và tăng cân nếu không kiểm soát.
Quả bơ
160 kcal/100 g = 1,5 giờ đi bộ.
Không giống như hầu hết các loại trái cây khác, tỷ trọng chất béo trong quả bơ khá cao, hơn 15%. Về cơ bản, càng nạp nhiều kcal thì càng dễ tăng cân. Quả bơ chứa tương đối nhiều kcal nên nếu ăn nhiều sẽ tăng cân.
Nếu muốn giảm cân, không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao, cũng nên kiểm soát lượng hoa quả ăn mỗi ngày ở mức 200 g. Cụ thể:
- Trái cây có hàm lượng đường thấp (4-10%): bưởi, mận, dâu tây.
- Trái cây có hàm lượng đường trung bình (10-15%): cam, đu đủ, đào, táo, nho, dứa, kiwi, lựu.
- Trái cây có hàm lượng đường cao (>15%): chuối, hồng, vải, mía...
Cách ăn trái cây trong ngày
Ăn giữa các bữa ăn
Ăn trái cây trước bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no. Do đó cách này có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào sau đó, có lợi cho người giảm cân.
Đừng ăn quá nhiều
Từ bảng kcal trên, có thể thấy trái cây "ngon" có lượng kcal cao hơn. Vì vậy, không nên lấy hoa quả làm lương thực, cần chú ý kiểm soát số lượng.
Chọn trái cây tươi
Trái cây tươi có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon, giúp cơ thể hấp thụ tối đa vitamin và dinh dưỡng khác. Không nên mua nhiều hoa quả một lúc, dù bảo quản trong tủ lạnh cũng không tránh khỏi tình trạng mất nước, mất mùi vị, lại còn dễ nhiễm khuẩn.
Chú ý, trái cây không thể thay thế rau.
Vy Trang (Theo aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?